Đũa được làm từ gỗ hoặc tre được sử dụng phổ biến hơn cả bởi thói quen và chi phí rẻ so với loại đũa làm từ các vật liệu khác. Thông thường, đũa gỗ/tre sẽ được vệ sinh để tái sử dụng nhiều lần. Thế nhưng, việc vệ sinh và bảo quản không cẩn thận sẽ khiến vật dụng này dễ dàng trở thành một trong những nguyên nhân gây hại cho cơ thể. Bởi đũa gỗ/tre thường bị mốc khi môi trường xung quanh ẩm ướt và sinh ra chất gây ung thư aflatoxin vô cùng độc hại, được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1.
Bản thân đũa gỗ, tre không tự sản sinh ra aflatoxin - mà xu hướng "lưu trữ" tinh bột của chúng trong các kẽ hở bị nứt hoặc lỗ hổng li ti trên bề mặt đũa - khiến lên mốc. Từ đó, aflatoxin được hình thành sau quá trình chuyển hoá thứ cấp bởi nấm Aspergillus flavus. Độ nguy hiểm của aflatoxin khiến nó được xếp vào nhóm chất gây ung thư loại 1. Nếu độc tính cấp tính, gấp khoảng 68 lần asen, aflatoxin có thể khiến nạn nhân tử vong ngay lập tức. Nếu độc tính mãn tính, aflatoxin sẽ được tích luỹ nhiều lên theo thời gian, rồi dần dần gây ra các bệnh về gan, hoặc ung thư gan, ung thư vú...
Điều đáng lưu tâm là aflatoxin không mùi, không vị và cũng không màu. Nhiệt độ để có thể phá hủy độc tính của chất này là 280 độ C. Đây là nhiệt độ không tưởng ở điều kiện nấu nướng bình thường.
Các thế hệ trước tuy không biết rõ ràng mức độ độc hại mà đũa gỗ gây ra cho con người, tuy nhiên, ông bà ta thường có thói quen phơi khô hoặc hong nắng trước khi cho vào ống đựng, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ sinh nấm ở đũa. Thế nhưng, tinh bột thường có xu hướng tích tụ trong đũa gỗ, đũa tre ngày qua ngày - vì vậy đừng đợi đến khi xuất hiện mốc mới vứt chúng đi!
Bên cạnh đó, quan điểm đũa dùng 1 lần an toàn hơn so với các loại khác là sai lầm. Trong quá trình sản xuất, đũa dùng một lần thường được khử trùng bằng lưu huỳnh. Khi tiếp xúc với không khí và nhiệt, lưu huỳnh chuyển hoá thành đioxit, theo thức ăn vào miệng. Nếu dùng đũa 1 lần trong thời gian dài dễ dàng bị ăn mòn niêm mạc đường hô hấp, có thể gây ung thư.
Vì vậy, lựa chọn đũa bằng chất liệu inox hoặc gốm là những cách hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh cho nhiều người, đặc biệt giới trẻ khi thường xuyên phải sử dụng thức ăn chế biến sẵn bên ngoài. Việc bạn cần là mua một đôi đũa cá nhân được làm từ chất liệu tốt và luôn "giắt" theo bên mình mỗi dịp ăn bên ngoài.
Riêng trong gia đình, thường xuyên thay đổi đũa (không cần chờ từ 3 - 6 tháng), đặc biệt các loại đũa làm từ gỗ, tre hoặc chuyển hẳn sang sử dụng các sản phẩm thay thế - dù có giá thành cao - nhưng đem lại tâm lý an toàn là điều nên thực hiện. Hoặc luộc đũa ít nhất mỗi tuần 1 lần, sau đó để khô ráo hoàn toàn cũng giúp hạn chế phần nào khả năng sinh các chất độc hại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận