Tất cả chúng ta đều có cách ngồi riêng, nhưng cảm thấy thoải mái không có nghĩa là điều đó thực sự tốt cho cơ thể. Ngồi chéo chân là một tư thế khá phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ.
Tuy nhiên, tư thế này lại tiềm ẩn khá nhiều mối nguy hại liên quan đến sức khoẻ và vóc dáng. Dưới đây là 5 lý do cho thấy tại sao bạn nên tránh kiểu ngồi vắt chéo chân, và nên học cách ngồi thẳng lưng thường xuyên hơn.
Có thể gây tê liệt thần kinh
Khi bạn ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài, nó có thể gây ra tình trạng liệt dây thần kinh. Và sẽ làm tê các cơ, ảnh hưởng đến việc di chuyển chân, hoặc thậm chí gây tổn thương lên dây thần kinh xương chậu.
Có thể gây ra huyết áp cao
Nghe khá lạ lùng, nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho rằng việc ngồi vắt chéo chân có thể làm gia tăng đáng kể huyết áp của bạn. Mặc dù nó chỉ là những đợt tăng đột biến và ít khi xảy ra, nhưng nếu bạn là người có tiền sử bị huyết áp cao, thì nên nói lời tạm biệt với tư thế này nhé. Ngồi vắt chéo chân thời gian dài còn cản trở đến việc lưu thông máu, tăng nguy cơ huyết khối hình thành sâu trong mạch máu.
Có thể làm vóc dáng của bạn trở nên xấu xí
Theo nghiên cứu này, ngồi vắt chéo chân lâu hơn 3 giờ mỗi ngày có thể khiến vai và xương chậu bị nghiêng sang một bên, đồng thời có thể khiến đầu hướng về phía trước nhiều hơn. Nó cũng có thể khiến cột sống của bạn bị lệch, làm đau và cứng các cơ.
Nó có thể gây đau khớp
Ngoài những ảnh hưởng xấu cho vóc dáng, người thường xuyên ngồi vắt chéo chân còn đối mặt với tình trạng đau khớp, đau thắt lưng, đau cổ và đặc biệt gây áp lực lớn lên đầu gối. Những người bị đau khớp gối, khi ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho các khớp bị thoái hoá nặng thêm.
Có thể làm sưng mắc cá chân khi mang thai
Ngồi vắt chéo chân sẽ không ảnh hưởng gì đến em bé, nhưng lời khuyên chân thành dành cho các mẹ bầu là nên tuyệt đối tránh tư thế này, bởi nó có thể gây ra tình trạng sưng mắt cá chân và chuột rút.
Nếu bạn là một người thường ngồi tư thế vắt chéo chân, thì hãy cân nhắc việc từ bỏ thói quen tưởng chừng như vô hại sau khi đọc bài này nhé!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận