Kenneth Copeland, nhà truyền giáo truyền hình nổi tiếng tuyên bố có thể chữa covid-19 qua màn hình TV, hóa ra không phải là covidiot duy nhất tin rằng sự can thiệp của bề trên có thể… thay thế khoa học. Bây giờ, Dhanunjaya Lakkireddy – một bác sĩ người Mỹ gốc Ấn tại Kansas City – muốn tìm hiểu cầu xin thần linh sẽ có tác dụng như thế nào
Lakkireddy tin tưởng vào lý thuyết của mình, tạm gọi “cầu nguyện thay”, có thể dùng để xin thánh thần viện trợ và chữa bệnh nhân nhiễm covid-19, tới mức ông tiến hành hẳn hoi một nghiên cứu bốn tháng ròng bao gồm 500 bệnh nhân covid-19 có triệu chứng nghiêm trọng. Theo mô tả gửi tới Viện Y tế quốc gia Mỹ, nghiên cứu tìm hiểu về “vai trò của cầu nguyện thay thế phi hệ phái (tín ngưỡng) trên kết quả lâm sàng bệnh nhân nhiễm covid-19”
Trong nghiên cứu, 1000 bệnh nhân chia thành 2 nhóm 500 người, mỗi bên sẽ được chăm sóc như bình thường. Tuy nhiên, không hề thông báo tới “người tham gia nghiên cứu”, ông bí mật cầu xin thần linh chữa trị cho chỉ một nhóm, còn nhóm 500 còn lại vẫn nhận thuốc men, máy thở, và các trang thiết bị có thể hữu ích trong quá trình điều trị covid-19. Nhóm được chọn sẽ được cầu nguyện trên cả 5 tôn giáo: Thiên Chúa, Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo (trong số nhiều tôn giáo khác….)
Lakkireddy mô tả bản thân là một người theo Ấn giáo gia nhập Cơ Đốc giáo, và cũng đã từng dành nhiều thời gian tại các nhà nguyện, nhà tu, đền thờ. Ông cho rằng mục đích của nghiên cứu này chính là đặt ra câu hỏi: “Nếu có một thế lực siêu nhiên, mà nhiều người chúng ta tin tưởng, liệu thế lực ấy thông qua cầu nguyện có thể thay đổi kết quả theo cách ta sắp đặt hay không?”
Nhấn mạnh rằng nghiên cứu không hề gây hại tới ai, bởi không hề can thiệp quá trình điều trị của bệnh nhân, bác sĩ Lakkireddy thừa nhận thu thập được “phản ứng… hên xui” từ các đồng nghiệp. Kể cả khi dụng ý của bác sĩ là tốt đẹp, giữa thời điểm rất khó để theo đuổi đức tin, liệu bạn có tin rằng kết quả tìm được từ nghiên cứu của ông ta có thể tạo ra tác động nào trong cuộc chiến chống covid-19 hay không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận