Ngoài bờ biển Bratt-vaag, Na Uy, chỉ cách vòng Bắc Cực vài trăm dặm, Rev lồ lộ hiện ra ở Bắc Hải. Đó là vỏ của một con tàu khổng lồ, cồng kềnh, thuộc sở hữu của tỉ phú người Na Uy Kjell Inge Rokke
“Tôi lênh đênh trên biển hàng năm hai tháng,” Kjell nói. Mỗi chi tiết của con tàu đều có mục đích riêng: tàu ngầm, bãi đáp trực thăng, ba bể bơi và bồn tắm nước nóng. Nhưng đây không phải là thú tiêu khiển của tỉ phú – không hoàn toàn, bởi trên nó còn có tám phòng thí nghiệm, và một động cơ điều khiển từ xa có thể lặn sâu hơn 10.000 mét.
Rev, tên gọi của con tàu, là một thứ mâu thuẫn, nghịch lý biết bơi. Một mặt, đó là con siêu du thuyền lớn nhất thế giới – đỉnh tối thượng của sự nuông chiều bản thân – trị giá khoảng 350 triệu đôla. Nhưng Kjell còn có một mục đích khác: Rev chính là một con tàu để nghiên cứu.
Tỉ phú của chúng ta sẽ cho các nhà khoa học “mượn” con tàu miễn phí để tìm các bãi rác trên đại dương, đánh giá nguồn cá, kiểm tra độ chua của nước. Khi không sử dụng, ông sẽ dùng nó… cho riêng mình, hoặc cho giới tinh hoa thuê lại, sau đó dùng tiền thu được “đóng góp” cho các dự án bảo tồn.
Khối tài sản tỉ đô của Kjell đến từ đại dương, từ khoan dầu xa bờ đến vận tải thương mại. “Tôi là một phần của vấn nạn,” ông thú nhận. Giờ thì ông muốn chung tay dọn dẹp. Nhưng ông không đủ sức lực để “phân thân”, và càng không thể… ngưng gây ô nhiễm.
“Chúng tôi chả cần tri ân hay ghi công gì cả,” Kjell khẳng định. “Chúng tôi chỉ thỏa mãn khi là một phần của giải pháp.”
Lớn lên tại Molde, Na Uy, trong một gia đình tằn tiện. Cha ông là một thợ đóng tủ, mẹ là một người bán máy giặt và máy sấy. Bỏ học từ lớp 9 vì chứng khó đọc, ông kể lại “Ngày mà trò có bằng lái xe là ngày trò có thể coi đó là một thành công!”
Làm việc ở tàu đánh cá một thời gian, ông sang Seattle tiếp tục làm nghề đánh cá. Gặp một biến cố buộc ông tư duy về cuộc sống, ông nhận ra “tôi chẳng có kế hoạch gì cho tương lai.” Thế là ông “muốn tự lập – muốn sống cuộc sống của mình. Và nghĩ rằng giàu có là giải pháp. Tôi sai thê thảm.”
Sau nhiều năm lăn lộn và không ít thăng trầm, ông có công ty riêng của mình, tên gọi American Seafoods, thu hoạch cá ngoài khơi Alaska với một đội tàu đánh cá.
“Cuối cùng, công ty của Kjell thu hoạch và kiểm soát 40% lượng cá minh thái (pollock) ở Mỹ,” nhà sinh thái học Kevin M. Bailey chia sẻ.
Đầu 1990, ông hướng sự quan tâm về Na Uy quê hương khi đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế, và tiếp tục dùng tiền đầu tư và sinh lời, sở hữu một trong những tập đoàn lớn nhất Na Uy, Aker.
Năm 2002, ông vướng vào lao lý sau khi lách luật với chính phủ Thụy Điển, và ngồi tù 23 ngày trên tổng số 120. Ra tù, ông tiếp tục đầu tư vào ngành năng lượng, 1/5 tỉ trọng kinh tế Na Uy, thành lập Aker Drilling.
“Tôi chẳng đầu tư vô bất cứ hạ tầng nào, cũng chẳng xây con đường nào. Tôi chỉ là một kẻ đi vơ vét, khai thác.”
Năm 2017, tỉ phú thành lập Rev Ocean, quỹ phi lợi nhuận cho siêu du thuyền. Ông tìm tới Nina Jensen, trưởng Quỹ động vật hoang dã Na Uy, để quản lý. Jensen trả lời ngay lập tức: Không!
Nhưng cuối cùng Kjell cũng thuyết phục được Jensen. “Nếu một nhà sinh học và nhà bảo tồn có thể hợp tác với một nhà tư bản và nhà công nghiệp, chẳng phải đó là một phép màu hay sao?”
Du thuyền Rev tham gia dự án giảm rác thải nhựa ở Ghana, tạo ra một phần mềm tập trung dữ liệu về đại dương.
Dù vậy, khi Rev Ocean tìm các cách để làm sạch biển, Aker tiếp tục… làm bẩn.
“Nếu bạn muốn làm người giải quyết vấn đề thì về bản chất, bạn là một người lạc quan,” Kjell nhận sét. Các nhà phê bình không hề thuộc về giải pháp, theo ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận