Điều này tiến một bước gần hơn đến thực tế của quả thận in sinh học, để cấy ghép nội tạng người. HP ngày 27-11 cho hay.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch (MCRI) ở Úc và công ty công nghệ sinh học Organovo ở Hoa Kỳ dẫn đầu, đã được công bố trên tạp chí Nature Materials mới đây. Công nghệ cho thấy cách in sinh học 3D từ các tế bào gốc có thể tạo ra các tấm mô thận đủ lớn cần thiết để cấy ghép. Giống như ép kem đánh răng ra khỏi ống, kỹ thuật in sinh học 3D dựa trên việc "liên kết sinh học" được làm từ bột nhão tế bào gốc và ép ra, thông qua một khuôn được máy tính hướng dẫn để tạo mô sống nhân tạo.
Mặc dù những quả thận in sinh học đó có kích thước khá nhỏ, nhưng chúng đều có cấu trúc tương tự như một quả thận thật, bao gồm các cấu trúc lọc được gọi là nephron, và đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để sàng lọc độc tính của thuốc từ một nhóm thuốc được biết đến gây tổn thương thận ở người. Giáo sư Melissa Little từ MCRI cho biết: "Tổn thương thận do thuốc gây ra là một tác dụng phụ lớn và khó dự đoán, khi sử dụng các nghiên cứu trên động vật. In sinh học thận người là một cách tiếp cận thực tế để kiểm tra độc tính trước khi sử dụng". Với khả năng tạo ra một số lượng lớn các mô thận sống với chất lượng ổn định trực tiếp từ tế bào gốc của con người, Little cho biết công nghệ này mang lại hứa hẹn về các phương pháp điều trị thận phù hợp và cuối cùng là mô thận có thể cấy ghép.
Bà nói: “Bằng cách sử dụng kỹ thuật in sinh học, chúng tôi đã cải thiện số lượng nephron, điều này sẽ xác định liệu chúng tôi có thể cấy ghép những mô này vào người hay không”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận