Phát hiện mới thú vị về loài chim cánh cụt.
Phát hiện này vừa được đăng trên tạp chí Khoa học vì Môi trường. Bo Elberling, nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu, cho biết lượng khí N20 có trong phân chim cánh cụt nồng nặc tới mức 1 người trong nhóm đã “lên mây” sau vài giờ nghiên cứu tại hiện trường.
Các nhà khoa học cho biết do ăn các loại cá, mực, tôm nên khi chim cánh cụt đi ị, khí nitơ trong bụng chim được giải phóng ra mặt đất. Kết hợp với các vi khuẩn có tại vùng cận Nam Cực, khí nitơ được chuyển hoá thành Nitrous Oxit (N2O).
Khí N2O cũng là khí nhà kính gây hại cho môi trường. Các nhà khoa học khẳng định rằng lượng khí N2O do những bầy chim cánh cụt gây ra không ảnh hưởng tới khí quyển, nhưng ít nhất cũng thay đổi môi trường nơi chúng có mặt.
Vì vậy những ai thích hít bóng cười miễn phí, có thể đi đến các vùng cận Nam Cực này để sống… cùng các bầy chim cánh cụt. Bao phê!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận