06/12/2003 16:13 GMT+7

Để ổn định các hàng hóa nhạy cảm

PGS. TS TRẦN NGỌC THƠ  (ĐH Kinh tế TP.HCM)
PGS. TS TRẦN NGỌC THƠ  (ĐH Kinh tế TP.HCM)

TTCN - Khi có những biến động tiền tệ (giá vàng, đôla tăng), ngân hàng... (như vụ Ngân hàng ACB), người dân thường chờ xem phản ứng của các quan chức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Phản ứng đó có thể bằng hành động can thiệp như trong trường hợp vụ ACB hồi tháng mười hoặc bằng những tuyên bố... như lần này.

jKI6XOwj.jpgPhóng to
TTCN - Khi có những biến động tiền tệ (giá vàng, đôla tăng), ngân hàng... (như vụ Ngân hàng ACB), người dân thường chờ xem phản ứng của các quan chức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Phản ứng đó có thể bằng hành động can thiệp như trong trường hợp vụ ACB hồi tháng mười hoặc bằng những tuyên bố... như lần này.

Vấn đề cơ bản nhất, theo chúng tôi, là các quan chức điều hành kinh tế vĩ mô nên tìm cách hạn chế bao cấp thông tin cho công chúng theo như cách chúng ta thường thấy từ trước tới nay, và chỉ sử dụng phương thức “can thiệp trấn an” trên trong những trường hợp thật cần thiết mà thôi. Để làm được điều này, cần phải công khai chính sách điều hành giá các mặt hàng nhạy cảm (vàng, ngoại tệ...) và hướng dẫn công chúng kỳ vọng một cách hợp lý nơi thị trường.

Tỉ như khi đồng nội tệ mất giá, toàn bộ sức ép trên tỉ giá sẽ chuyển dịch sang giá các mặt hàng nhạy cảm. Nhanh nhất và dễ thấy nhất là giá vàng và giá bất động sản tăng. Để các nhà đầu tư chịu nắm giữ đồng nội tệ thì lãi suất trong nước cũng phải tăng lên tương ứng với tỉ lệ mất giá của đồng nội tệ.

Nếu không như thế, sức ép của tỉ giá sẽ càng chuyển mạnh sang giá vàng, giá bất động sản và chuyển sức ép ngược trở lại chính bản thân đồng nội tệ và hậu quả là đồng nội tệ sẽ càng bị mất giá nhiều hơn nữa. Thế nhưng lãi suất tăng dẫn tới giá chứng khoán rơi tự do làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính trong nước. Nhưng quan trọng hơn cả là lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến chủ trương chống giảm phát của Chính phủ. Công chúng và các nhà đầu tư rất ngại khi phải tiếp cận nguồn vốn (với lãi suất cao) từ phía ngân hàng, và điều này có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh trong nước.

Những tác động mang tính dây chuyền trên trong giá cả các hàng hóa nhạy cảm là tất yếu. Vấn đề là các diễn biến dây chuyền đó phụ thuộc như thế nào và tới đây nơi các cam kết của Chính phủ với thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đã đến lúc các quan chức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nên công bố điều này (các nhân tố tác động đến tỉ giá bao gồm lãi suất, lạm phát, dự trữ quốc tế, thâm hụt cán cân thanh toán, tình hình nợ nước ngoài) một cách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, với những lý giải hết sức thỏa đáng.

Ngoài ra, công chúng cũng mong muốn biết được tỉ giá hối đoái thật của VND, tỉ giá hiện nay phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam như thế nào so với các nước trong khu vực và trên thế giới, và quan điểm chính thức của các nhà hoạch định chính sách về việc có nên hạ tỉ giá đồng VN để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu hay không. Nếu có thì ở mức độ nào, những người có chuyên môn đều am hiểu rằng việc đồng VN mất giá bao nhiêu là hợp lý cần phải được đánh giá trong mối tương quan với mức lạm phát của các nước mà chúng ta có quan hệ mậu dịch.

Khi đã nhận biết được các biến số này và kèm theo đó là những bày tỏ quan điểm chính thống của các nhà hoạch định chính sách về vấn đề tỉ giá thì công chúng, nhất là các nhà đầu tư, sẽ có khả năng dự báo xu hướng tỉ giá VND một cách hợp lý nhất có thể.

Đương nhiên, cũng sẽ có những lúc giá vàng, giá ngoại tệ biến động ngoài những dự đoán hợp lý này theo những bước đi ngẫu nhiên do chiến tranh hay do bất kỳ một nhân tố nào khác; song công chúng sẽ hiểu rằng đây chỉ là những hiện tượng nhất thời mà thôi. Những nhận thức này rất quan trọng và nó sẽ không làm cho tình hình trầm trọng thêm mà trái lại.

Khi được nghe nói thật, công chúng và các nhà đầu tư sẽ phán đoán và dự báo giá các hàng hóa nhạy cảm theo những biến số chung của nền kinh tế trong nước và thế giới theo cách riêng của mình. Khi tất cả công chúng đều có cùng một cách nhìn như thế thì điều này sẽ tạo ra một kỳ vọng hợp lý cho cả nền kinh tế và giá các hàng hóa nhạy cảm. Khi đó, nếu giá USD có tăng theo chênh lệch lạm phát, hay theo chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế hay do bất kỳ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì những dự báo này cũng đã nằm trong kỳ vọng hợp lý của công chúng. Lúc bấy giờ cho dù USD hay vàng có lên giá thì tất cả cũng đều đã có khả năng nằm trong dự báo hợp lý của công chúng.

PGS. TS TRẦN NGỌC THƠ  (ĐH Kinh tế TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên