29/11/2003 15:30 GMT+7

LHQ thông qua nghị định thư phá hủy vũ khí còn sót lại

TTXVN
TTXVN

Ngày 28/11, đại diện 92 nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về vũ khí thông thường (CCW), họp tại Geneve (Thụy Sĩ), đã thông qua một Nghị định thư nhằm buộc chính phủ các nước thành viên phá hủy hàng triệu vũ khí sát thương còn sót lại sau chiến tranh.

8whZ29Rf.jpgPhóng to
Tổng thư ký LHQ Kofi Annan
Ngày 28/11, đại diện 92 nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về vũ khí thông thường (CCW), họp tại Geneve (Thụy Sĩ), đã thông qua một Nghị định thư nhằm buộc chính phủ các nước thành viên phá hủy hàng triệu vũ khí sát thương còn sót lại sau chiến tranh.

"Nghị định thư về vũ khí còn xót lại sau chiến tranh" buộc các nước thành viên phá hủy các loại bom, mìn, tên lửa, lựu đạn và các loại vũ khí nguy hiểm khác đã giết hại hàng nghìn người, chủ yếu là dân thường, ngay cả khi các cuộc chiến tranh đã kết thúc. Ngoài việc phá hủy vũ khí còn sót lại, các nước cần phải lưu trữ tư liệu về các thiết bị giúp việc phá hủy các loại vũ khí trên, cảnh báo người dân về sự nguy hiểm và cung cấp kỹ thuật, vật chất khi những người dân không đủ điều kiện tiến hành công việc phá hủy vũ khí.

Nghị định thư mở rộng của CCW là một hiệp ước quốc tế ràng buộc pháp lý đầu tiên về giải trừ quân bị được thông qua tại LHQ kể từ sau Hiệp ước quốc tế về chống mìn sát thương được thông qua năm 1996 tại Canada. Dự kiến Nghị định thư sẽ bắt đầu có hiệu lực khi có ít nhất 20 nước phê chuẩn.

Trong thông điệp gửi hội nghị ngày 27/11, Tổng thư ký LHQ Kofi Annan gọi các loại vũ khí còn xót lại sau chiến tranh là "những kẻ giết người chưa tỉnh giấc" và nhấn mạnh mối đe dọa của các loại vũ khí này tới sự sống của những người dân vô tội khắp nơi trên thế giới. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), một trong những cơ quan hàng đầu kêu gọi việc ký kết nghị định thư, đã hoan ngênh việc thông qua nghị định thư này.

Trong khi đó, Mỹ, nước từng bày tỏ thái độ bi quan về tính hiệu quả của các hiệp định kiểm soát vũ khí quốc tế, cũng ký kết nghị định thư, tuy nhiên các nhà ngoại giao cho rằng hãy còn quá sớm để nói rằng điều này thể hiện sự thay đổi thực sự trong chính sách của chính phủ Mỹ.

Theo thống kê của các cơ quan cứu trợ quốc tế, hiện còn tới hàng chục triệu trái bom mìn chưa nổ còn vương vãi tại 90 nước vừa thông qua nghị định thư này.

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên