15/12/2003 18:31 GMT+7

Khơi dậy sân khấu truyền thống Tây Nam bộ

Theo VNN
Theo VNN

Từ thập niên 30 đến thập niên 80 của thế kỷ XX, sân khấu hát bội như chìm hẳn trước sự phát triển của sân khấu cải lương và các loại hình nghệ thuật giải trí khác. Sau ngày giải phóng, sân khấu hát bội được phục hồi trở lại. Riêng ở miền Tây Nam bộ hiện nay, sân khấu hát bội đã được khơi dậy khá mạnh - cả về “chất” lẫn về “lượng”…

Q8hP0P7V.jpgPhóng to
Hầu hết các CLB hát bội ở miền Tây đều diễn trên sân khấu ở các đình, miếu...
Từ thập niên 30 đến thập niên 80 của thế kỷ XX, sân khấu hát bội như chìm hẳn trước sự phát triển của sân khấu cải lương và các loại hình nghệ thuật giải trí khác. Sau ngày giải phóng, sân khấu hát bội được phục hồi trở lại. Riêng ở miền Tây Nam bộ hiện nay, sân khấu hát bội đã được khơi dậy khá mạnh - cả về “chất” lẫn về “lượng”…

Những tỉnh ở miền Tây đã gầy dựng lại sân khấu hát bội hiện nay là: Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang - được tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ và được ngành VH-TT địa phương cấp giấy phép hoạt động như nhóm hát bội của nghệ nhân Chín Tòng ở thành phố Long Xuyên (An Giang) và của cô Tám Giác ở Rạch Giá (Kiên Giang), nhóm hát bội của nghệ nhân Bửu Tài và của nghệ nhân Ngọc Ẩn ở Bến Tre.

Về lâu về dài, thiết nghĩ ngành VH-TT các cấp cần có một chính sách tài trợ thỏa đáng, nhất là việc tổ chức đào tạo đội ngũ diễn viên kế thừa và đầu tư cho tác giả lẫn đạo diễn để viết và dàn dựng những vở tuồng mới mang tính hiện đại hơn. Có như thế, sân khấu hát bội ở miền Tây nói riêng và sân khấu hát bội của cả nước nói chung mới được duy trì và phát triển mạnh, nếu không muốn trở nên nhàm chán trong cái nhìn của khán giả.

Sân khấu hát bội hoạt động đều và mạnh nhất tại miền Tây hiện nay là ở hai tỉnh Tiền Giang và Cần Thơ.

Tiền Giang có ba nhóm hoạt động tự phát từ năm 1990, đến tháng 12-1998 Sở VH-TT tỉnh Tiền Giang đã tổ chức thành lập CLB hát bội, bao gồm ba nhóm: nghệ nhân Ba Kiêng, nghệ nhân Tấn Phước (của Kỳ Lân) và nghệ nhân Kiều Loan (của Bảo Ân).

Còn ở Cần Thơ thì có CLB tuồng cổ phường Cái Khế, trong đó gồm có ban đờn ca tài tử, cải lương và nhóm hát bội Văn Hiếu. Nhóm này được thành lập từ năm 1994 và hoạt động tương đối đều đặn tại các đình, miếu trên địa bàn của tỉnh. Mỗi năm, nhóm biểu diễn khoảng trên dưới 20 suất, hầu hết các nghệ nhân nổi tiếng của nhóm đều có trên 40 năm tuổi nghề như: Văn Hiếu, Văn Trung, Minh Tâm, cô Kiều, bà Tám...

Sân khấu hát bội ở miền Tây có một nét chung đó là: đào tạo lực lượng kế thừa theo kiểu truyền nghề, vở diễn hầu hết đều giống nhau - cả về cảnh trí lẫn y trang. Các vở diễn thường rất giống nhau, điển hình là những vở: Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, San Hậu, Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, Ngũ sắc châu, Tiết Giao đoạt ngọc, Lưu Kim Đính,…Một đặc điểm “đặc biệt” khác là hầu hết các nghệ nhân đều sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhà ai nấy ở, họ không có hậu cứ hay trụ sở và cũng không ai chuyên sống nhờ vào nghề hát bội. Nếu nói về nghề thì họ rất “nặng” với nghiệp Tổ, còn nói về xã hội thì họ là những người có công trong việc gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống.

Theo VNN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên