Đây không phải lần đầu cảnh sát Scotland áp dụng hình thức này nhưng mới tuần qua, cảnh sát Scotland bị phát hiện đang ghi nhận những trường hợp có ai đó bị “tổn thương cảm xúc”.
Theo đề nghị của tờ The Times, con số bị ghi nhận là hơn 3300 trường hợp – bao gồm những lời nhận xét xúc phạm, nhưng có thể khôi hài trên MXH – trong suốt 5 năm qua. Chỉ riêng năm 2019, đã có hơn hàng trăm trường hợp “gia nhập” danh sách.
Khi đã xét những lời đùa trên MXH như Twitter là “gây xúc phạm”, lực lượng cảnh sát buộc phải đánh giá xem những câu nói kia xuất phát từ “thù ghét chủng tộc, tôn giáo, hay kỳ thị người chuyển giới.”
Thế nhưng trên thực tế, một nhận định, theo Trường Cảnh sát, có thể bị xem là gây xúc phạm “bất chấp có bằng chứng về yếu tố căm ghét đối tượng” hay không. Theo đó, những người thích đùa là những người dễ bị cảnh sát kiểm soát nhất bởi những dấu hiệu “mang tính tội phạm.”
Mặc dù không trái luật, những ghi chép của cảnh sát lại có thể xuất hiện trong các cuộc kiểm tra cơ sở dữ liệu, chẳng hạn khi một nhân viên đang tuyển dụng sẽ được đánh giá có phù hợp với công việc hay không.
Cảnh sát Scotland khẳng định rằng chúng chỉ được cung cấp khi nhà tuyển dụng yêu cầu, thế nhưng chẳng ai thật sự dám chắc còn gì khác nữa.
Năm 2016, Youtuber Count Dankula (tên thật Mark Meechan) bị bắt vì đăng tải một video hài chú chó của mình chào theo kiểu Nazi. Mark phải ngồi tù và đóng phạt 800 bảng Anh, cho dù anh tuyên bố ngay trước camera đó chỉ là một trò đùa – trước tòa, anh vẫn bị cho là thể hiện tính chất gây thù hằn. Rất nhiều diễn viên hài và người nổi tiếng đã lên tiếng bảo vệ Mark và tự do ngôn luận, nhưng bất thành.
Nhưng ai cũng biết, một câu hài, câu đùa cần có ngữ cảnh mà nó được phát ngôn, và không thể tách lìa nó khỏi ngữ cảnh. Chỉ vì một người nào đó không cảm nhận được một câu đùa, thế là tên ta được nhập vào danh sách?
Philip Davies, một thành viên của Đảng Bảo Thủ, đã gọi trường hợp của Mark Meechan tại Viện thứ dân như sau: “Liệu chúng ta có thể trao đổi về tự do ngôn luận trên đất nước này (Anh và Bắc Ireland) hay không – khi tự do ngôn luận là thứ mà đất nước này từ lâu luôn trân trọng và đang có nguy cơ vứt bỏ nó đi một cách không cần thiết?”
So với con số 3300 ở Scotland, ở Anh và Wales, số người bị ghi nhận lên tới con số 120.000, kể cả khi họ hoàn toàn không biết tên mình có trong danh sách.
Với một quốc gia khởi sinh ra tiếng Anh và nét hài hước Ăng-lê, có vẻ thực tế này đang là một điều… không tưởng. Nhưng hãy nhớ sáng tác ra 1984 cũng là… một người Anh, George Orwell.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận