Theo Sciencedaily ngày 29-11, Evagelia C. Laiakis, tiến sĩ, phó giáo sư về ung thư tại Georgetown, Mỹ cho biết: “Các nỗ lực nghiên cứu của nhóm tập trung vào mô cơ của những con chuột được đưa vào không gian, và được so sánh với các phân tích của các nhà khoa học nghiên cứu mô chuột khác nhau”.
"Mặc dù mỗi người chúng tôi đều nghiên cứu các mô khác nhau, nhưng tất cả chúng tôi đều đi đến cùng một kết luận rằng chức năng của ty thể bị ảnh hưởng xấu bởi du lịch vũ trụ". Các nghiên cứu về cả chuột và người đã du hành vào không gian cho thấy rằng, các bộ phận quan trọng của bộ máy sản xuất năng lượng tế bào, ty thể, có thể bị rối loạn chức năng do thay đổi trọng lực, tiếp xúc với bức xạ và các yếu tố khác.

Du lịch vũ trụ có hại cho sức khỏe-ảnh DARC
Ngoài việc nghiên cứu tác động của du hành vũ trụ đối với chức năng tế bào, các nhà khoa học đã sử dụng một kho dữ liệu từ nhiều thập kỷ thí nghiệm bay trên người của Cơ quan không gian Mỹ, NASA để so sánh kết quả của họ ở động vật, với kết quả của 59 phi hành gia. Qua đó cho thấy, các tế bào cô lập bị tác động bất lợi ở mức độ cao hơn so với toàn bộ các cơ quan, những thay đổi ở gan dễ nhận thấy hơn ở các cơ quan khác, chức năng ty thể bị ảnh hưởng.
Du lịch vũ trụ hầu như luôn khiến con người tiếp xúc với mức độ bức xạ cao hơn mức sẽ được tìm thấy trên trái đất, các nhà khoa học biết rằng, sự tiếp xúc như vậy có thể gây hại cho ty thể. Với kiến thức về tác động của bức xạ đối với ti thể, các bác sĩ lâm sàng có thể điều chỉnh xạ trị theo những cách khác nhau trong tương lai, để bảo vệ mô bình thường của bệnh nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận