Vậy táo bón nguy hiểm như thế nào, và làm sao khắc phục tình trạng trên trong mùa dịch này?
Trước hết chúng ta hiểu sơ về sự nguy hiểm của táo bón. Đường ruột là cơ quan tiêu hóa, hấp thu thức ăn trong cơ thể. Nếu đường ruột khỏe mạnh, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ được hấp thu đầy đủ, còn các chất cặn bã, thức ăn thừa, hay các loại độc tố sinh ra trong ruột sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể theo phân.
Tuy nhiên khi bị táo bón, những độc tố này không được bài tiết hoàn toàn ra ngoài cơ thể. Kết quả là những độc tố bị tích tụ lại bên trong đường ruột sẽ cần tìm một lối ra cho mình, và chúng sẽ từ thành ruột đi vào huyết quản, thông qua huyết quản đi khắp toàn thân, dẫn đến xuất hiện hàng loạt chứng bệnh, điển hình thấy rõ nhất là bụng ăn uống khó tiêu, đau quặn, trĩ, da nổi mụn... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này.
Vậy làm cách nào cải thiện tình trạng đáng lo ngại này, khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, và tiếp tục giãn cách; trong khi mỗi gia đình đều bị eo hẹp về kinh tế, dẫn đến thiếu thốn trong lương thực, hay có tiền cũng không mua được?
Sau đây là những gợi ý giúp khắc phục tình trạng này, thông qua một số bài tập đơn giản, và vận dụng một số thực phẩm thường gặp trong mùa dịch này:
Về ăn uống :
- Đầu tiên phải kể đến là nước, chúng ta phải đảm bảo đủ nước mỗi ngày từ 2 - 2,5 lít nước. Thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón và nhiều bệnh khác.
- Rau muống: Đây là loại rau giàu chất xơ , nên hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Chúng giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, ăn rau muống còn giúp nhuận tràng, rất có lợi cho những người mắc chứng khó tiêu hoặc dễ bị táo bón.
- Khoai lang: Trong khoai lang có chứa một lượng chất xơ rất lớn, ngoài ra khoai lang còn chứa hàm lượng magie lớn, có tác dụng nhuận tràng. Vì vậy nên ăn khoai lang thường xuyên vào buổi sáng sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
- Các loại đậu thường có lượng chất xơ dồi dào, gần như gấp đôi với các loại rau củ. Do đó, nên bổ sung các loại đậu hàng ngày, nếu như không biết ăn gì hết táo bón. Có thể ngâm qua đêm rồi nấu cháo, lên mầm đậu như làm giá hay nấu chè.
- Dùng các men vi sinh tăng lợi khuẩn ruột như sữa chua hay các loại probiotic.
- Ngoài ra bổ sung các loại rau, trái cây khác hay có trong mùa dịch như bắp cải, cà chua, cà tím, rau lang, đậu bắp, chuối, đu đủ, cam chanh.
Về tập luyện:
Không nên nằm hay ngồi một chỗ nhiều giờ trong ngày.
+ Thường xuyên xoa bụng, dùng bàn tay xoa thuận chiều kim đồng hồ từ 50 vòng ngày 2 - 3 lần.
+ Đứng xoay vùng bụng và hông nhiều vòng, xoay thuận rồi xoay ngược
+ Đi bộ tới lui trong nhà hay leo cầu thang, hoặc đứng một chỗ co chân lên xuống nhiều lần.
Dùng dược liệu:
Trong lúc này, thì để an toàn nhất khi bị táo bón là dùng cây nha đam (lô hội).
+ Nha đam bỏ vỏ lấy phần thịt trắng bên trong rửa sạch. Thái nhỏ rồi đem nấu chung với đường phèn, chia đều ra ăn trong ngày, nếu có đậu xanh thì cho vào nấu chung nữa thì hiệu quả càng cao.
- Để hạn chế bị táo bón không nên ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước có gas, uống rượu.
- Không ăn đồ nhiều dầu mỡ chiên xào, các trái cây nóng như sầu riêng, nhãn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận