Tuy nhiên, giống như hầu hết những thứ có hương vị thơm ngon, bánh mì cũng có những tác động tiêu cực đến cơ thể con người.
Nếu thường xuyên ăn bánh mì và gặp các dấu hiệu bất thường, đó là lúc bạn cần phải cắt giảm lượng bánh mì.
Càng ăn càng thấy đói
Các loại ngũ cốc tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng, bánh qui giòn có hàm lượng calo cao. Và do hàm lượng đường cao trong các thực phẩm này, nên khi tiêu thụ sẽ khiến chúng ta cảm thấy buồn bã hoặc căng thẳng hơn. Sau đó, chúng ta thường tìm đến những loại ngũ cốc tinh chế hoặc thực phẩm ngọt khác để ăn vì cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng thực tế điều này chỉ diễn ra trong giây lát.
Chúng ta càng ăn thì càng cảm thấy muốn ăn thêm nữa. Tất cả tạo nên một vòng luẩn quẩn. Cái kết là sự tăng cân mất kiểm soát.
Khi bắt đầu cảm thấy cơ thể càng ăn lại càng cảm thấy đói, bạn nên dừng lại. Tìm các thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt để tiêu thụ. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ có thể giúp bạn giảm mỡ bụng nhanh hơn so với ngũ cốc tinh chế.
Cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn
Khi tiêu thụ quá nhiều bánh mì trong bữa ăn hàng ngày, một lượng cao insulin sẽ giải phóng vào máu và khiến tryptophan lưu lại trong máu lâu hơn. Tryptophan là một axit amin giúp sản xuất serotonin và melatonin, 2 chất dẫn truyền thần kinh giúp ổn định tâm trạng. Chúng cũng thúc đẩy giấc ngủ và giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức.
Đây là lý do tại sao hầu hết chúng ta có thể cảm thấy buồn ngủ và bình tĩnh hơn sau khi dùng một bữa ăn lớn với đầy đủ các loại ngũ cốc tinh chế.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Ý cho thấy, các hợp chất trong thực phẩm tinh chế nếu không được tiêu hóa hết có thể tác động mạnh đến não của chúng ta, và gây ra một loạt vấn đề về tâm thần, tăng nguy cơ tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và lo lắng, tâm trạng bất ổn, lúc vui lúc buồn không rõ nguyên nhân.
Táo bón, đầy hơi
Những người không dung nạp gluten hoặc bị bệnh Celiac nhưng không biết về nó có thể liên tục cảm thấy đầy hơi. Không chỉ vậy, họ còn gặp khó khăn khi đi vệ sinh vì ruột bị tắc nghẽn.
Kể cả những người có thể dung nạp gluten nhưng có độ nhạy cảm cao khi tiêu thụ lúa mì và các loại ngũ cốc khác cũng gặp những dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa khi ăn bánh mì.
Điều tốt nhất nên làm trong trường hợp này là đến bệnh viện thực hiện một loạt các xét nghiệm để xem liệu gluten có gây hại cho bạn hay không và tìm ra chế độ ăn phù hợp.
Mức cholesterol của bạn đang tăng lên
Bánh mì nướng trong lò thông thường tự làm tại nhà có thể không gây ra lượng cholesterol tăng vọt, nhưng các loại bánh nướng mua ở cửa hàng thì có. Các sản phẩm như bánh sừng bò, bánh mì cuộn bơ và tất cả các loại bánh mì đóng gói đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa, nhiều bơ và trứng có thể làm tăng lượng cholesterol của bạn nếu tiêu thụ thường xuyên.
Nổi nhiều mụn
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ quá nhiều carbs tinh chế có nguy cơ phát triển mụn trứng cá cao hơn 30% so với nhóm còn lại. Điều này là do những sản phẩm từ carbs tinh chế có nhiều đường, khiến mức insulin trong cơ thể tăng cao.
Trước sự gia tăng insulin, nội tiết tố androgen hoạt động mạnh hơn khiến các mụn trứng cá hình thành dày đặc.
Tăng huyết áp
Bánh mì nói riêng và hầu hết thực phẩm chứa tinh bột khác đều có hàm lượng muối nhất định. Một lát bánh mì nhỏ có thể chứa tới 230mg muối, bằng 15% giới hạn hàng ngày cho cơ thể người trưởng thành. Thực phẩm chế biến như bánh pizza, bánh sandwich, bánh mì cuộn, bánh mì nướng và bánh mì kẹp đều có thể làm tăng lượng muối nhiều hơn.
Kết quả của việc hấp thụ nhiều muối là làm tăng huyết áp, nguyên nhân chính khiến nhiều người bị bệnh tim và đột quị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận