Nhiều người cho rằng, khô miệng chỉ là một chứng bệnh thông thường nên có xu hướng chủ quan trong việc điều trị bệnh. Thực tế, khô miệng hiếm khi xuất hiện như là một triệu chứng đơn độc. Chúng thường kết hợp với các bệnh toàn thân và thường liên quan tới nhiều cơ quan khác, thường gặp là vùng mũi, mắt, da, âm đạo. Các chuyên gia y khoa cảnh báo, khô miệng cũng là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh nguy hiểm.
Nếu không được điều trị kịp thời, chứng khô miệng có thể phát triển và làm tiền đề cho nhiều bệnh mãn tính khác. Theo trang tin Aboluowang, nếu bạn thường xuyên bị khô miệng, dù đã uống nhiều nước nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, khả năng cao là cơ thể đã mắc các căn bệnh nguy hiểm sau:
1. Thiếu hụt vitamin cần thiết
Nếu bạn nhận thấy các biểu hiện như miệng khô, môi nứt nẻ, loét miệng, khô miệng thì chứng tỏ cơ thể đang thiếu hụt trầm trọng vitamin A và B. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh hay nhiều căn bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Vậy nên, nếu thấy các dấu hiệu trên xuất hiện thì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng ngay lập tức, bằng cách bổ sung những vitamin bị thiếu hụt. Vitamin A được tìm thấy nhiều trong nội tạng động vật, cà rốt, rau chân vịt, xoài, nghệ tây, các sản phẩm từ sữa… Trong khi đó, thực phẩm giàu vitamin B bao gồm cá, rau xanh, các loại hạt, trứng, gan động vật. Chỉ cần cung cấp đầy đủ các thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày thì chứng khô miệng sẽ dần thuyên giảm.
2. Tiểu đường
Tình trạng lượng đường trong máu quá cao, không thể hạ xuống sẽ hình thành chứng khô miệng kéo dài trong nhiều ngày. Lúc này, khô miệng cũng là tín hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Nếu nhận thấy chứng khô miệng đi kèm với việc đi tiểu quá nhiều thì bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Sau đó, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế ăn quá nhiều, tránh dùng thực phẩm ít đường glucose. Đồng thời, hãy duy trì vận động thể thao để tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, giúp hạ đường huyết.
3. Nguy cơ mắc bệnh nha chu
Người bệnh nha chu thường xuyên có cảm giác khô miệng, đắng miệng, nhất là sau khi vừa ngủ dậy. Trong trường hợp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm nướu và sâu răng. Ngoài ra, những người có thói quen thở bằng miệng sẽ hay thấy khô nhiều hơn thở bằng mũi.
Đối với tình trạng này, người bệnh cần vệ sinh răng miệng cẩn thận mỗi ngày. Hãy đánh răng và súc miệng với nước muối loãng thật kỹ, đi cạo cao răng để bảo vệ sức khỏe. Với những người thường xuyên thở bằng miệng, cần từ bỏ thói quen này và tập luyện thở bằng mũi ngay lập tức.
4. Bệnh nóng trong người
Một khi mắc chứng nóng trong người thì cơ thể thường dễ bị khô miệng. Nguyên nhân hình thành bệnh nóng trong rất đa dạng, chẳng hạn như thời tiết nắng nóng, thường xuyên nổi giận, chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm cay nóng… Ngoài ra, sau khi tức giận hoặc vừa trải qua tranh cãi gay gắt, cơ thể có xu hướng bị thiếu nước nghiêm trọng, từ đó hình thành chứng khô miệng, táo bón hay sưng nướu.
Những lưu ý giúp hạn chế tình trạng khô miệng
Bên cạnh việc điều trị bệnh, chứng khô miệng có thể được kiểm soát bằng cách tuân thủ các thói quen sau:
- Thường xuyên nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt trong miệng.
- Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt trong các bữa ăn.
- Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng chứa fluoride và đi khám nha khoa định kỳ.
- Tập luyện thở bằng mũi thay vì bằng miệng.
- Giữ ẩm cho đôi môi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
- Hạn chế dùng chất caffeine, rượu bia, bánh kẹo hoặc các thực phẩm chứa axit.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận