Lẩu Thập Cẩm

Cúng ông Táo 2022: Coi chừng... sai ngày và phạm vào đại kỵ

An Nguyên (tổng hợp)

Đăng lúc 15:35 | 22/01/2022

Ngày 23 tháng chạp hằng năm, nhiều gia đình có thông lệ cúng ông Táo. Tuy nhiên, bạn có thể bị nhầm ngày nếu tin vào Google, hoặc vô tình phạm cấm kỵ theo phong tục xưa.

Chẳng còn giống thời "ông bà anh" nữa, việc cúng ông Táo những năm vừa qua dần trở nên đơn giản hơn rất nhiều, nhất là ở người trẻ. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận những mâm cúng, vật phẩm một cách thuận tiện chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. 

Tuy nhiên, không vì thế mà nhiều người lại có thể "sành sỏi", thực hiện trơn tru được hết thảy các nghi thức truyền thống trong việc cúng ông Táo. Đơn giản nhất, các bạn trẻ cần né những điều dưới đây để khỏi "bé cái lầm", tránh phạm vào đại kỵ.

Cúng ông Công ông Táo theo cách của giới trẻ ít nhiều đã khác thời
Cúng ông Công ông Táo theo cách của giới trẻ ít nhiều đã khác thời "ông bà anh". (Ảnh: VŨ THỊ TUYẾT NHUNG/TTO)

Tránh cúng ông Công ông Táo quá sớm

Là tục lệ truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng cho rằng không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, từ 20 đến 23 tháng chạp là phù hợp. Tuyệt đối tránh cúng vào ngày rằm tháng chạp. 

Theo đó, 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp sẽ là thời điểm ông Công ông Táo về chầu Trời, theo tín ngưỡng dân gian, việc cúng lễ cần thực hiện trước giờ này. 

Đừng quá tin vào... Google

Theo phong tục Việt Nam thì năm nay ngày tiễn ông Công ông Táo là ngày 25-1-2022 (tức 23 tháng chạp). Thế nhưng khi bạn tìm kiếm cụm từ "cúng ông Táo" chẳng hạn, Google sẽ cho ra kết quả là ngày 26-1-2022 (tức 24 tháng chạp).

undefined

Sở dĩ có sự sai lầm này là do Google lấy thông tin ngày cúng ông Táo từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác thuộc châu Á. Nếu bạn chủ quan nghe theo công cụ tìm kiếm này thì ông Táo sẽ chầu Trời chậm mất 1 ngày, chắc hẳn ổng sẽ buồn lắm!

Không đốt tiền Âm phủ

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho biết, ông Công ông Táo là thần tiên, không phải vong hồn người âm nên gia chủ tuyệt đối không đốt tiền Âm phủ. 

Bên cạnh đó, việc bỏ tiền triệu để đốt vàng mã cũng không cần thiết, bởi chẳng những gây tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường. 

Đừng quăng, thả, ném... cá chép một cách vô tội vạ

Theo dân gian, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên chầu Thiên đình, báo cáo 1 năm đã qua của con người vào ngày 23 tháng chạp. Đêm Giao thừa, Táo quân sẽ trở lại dương trần, tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Thế nên, cá chép đã trở thành vật phẩm không thể thiếu trong ngày cúng ông Công ông Táo hằng năm, khi được cho phóng sinh ở ao hồ, sông suối... 

Tuy nhiên, người dân cũng thường có "tật" bạ đâu quăng, thả, ném... cá chép một cách vô tội vạ, khiến lòng thành ban đầu bỗng chốc trở thành hành động mang tính thiếu nhân văn. Để phù hợp với ý nghĩa tâm linh cùng mục đích bảo vệ môi trường, hãy dùng tay thả cá nhẹ nhàng xuống nước, hoặc nghiêng nghiêng miệng túi nilon, đồ đựng cá để cá tự bơi ra.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin Mới Nhất
    Tin mới Lẩu thập cẩm

      Quiz: Người ấy cảm nhận gì về bạn?

      Hãy nhìn vào bốn ly cà phê bên dưới và chọn ra một ly mà bạn nghĩ là không có đường. Lựa chọn đó sẽ tiết lộ cách anh ấy cảm nhận về bạn trong thầm lặng.

      06/04/2025 19:41