Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch từ việc tránh xa nơi đông người đến các biện pháp vệ sinh, việc tạo ra hoạt động cho trẻ tại nhà khi trẻ bất đắc dĩ phải "nghỉ Tết" quá lâu cũng là vấn đề khiến nhiều ông bố bà mẹ đau đầu.
Nhiều phụ huynh đã suy nghĩ đến giải pháp tìm những nguồn vui mang tính dài hạn nhưng phải an toàn và bổ ích cho các bé. Một trong số các phương án được nhiều bố mẹ lựa chọn là tìm các nội dung giải trí tại nhà, hợp lứa tuổi, giúp bé không cảm thấy buồn chán, cuồng chân cuồng tay trong suốt kì nghỉ kéo dài.
Phim hoạt hình dường như là lựa chọn hàng đầu với rất nhiều bộ phim kinh điển như: Doraemon, Pokémon, Tom&Jerry, We Bare Bears - Chúng tôi đơn giản là gấu, Dragon Ball – Bảy viên ngọc rồng, Sailor Moon – Thủy thủ mặt trăng...
Những tựa phim mới như: The amazing world of Gumball mùa 2, Ggo Deung O - Chú cá thu biết đi, , Mr. Bean, Simon's Cat… đang được trẻ em cả nước xem đi xem lại suốt thời gian qua.
Không chỉ xem hoạt hình, các em còn có thể học vẽ các nhân vật hoạt hình yêu thích với series Siêu nhân bút chì, hay tự học tiếng anh ở nhiều cấp độ từ dễ đến khó qua hàng loạt series có hình ảnh, âm nhạc và trò chơi sinh động như Baby Riki, chương trình thiếu nhi có nguồn lực Nhật Bản - Bibabibô, chương trình ca nhạc thiếu nhi Mầm Chồi Lá tiếng anh, POPS Kids Lession, Ngày xửa ngày xưa; khéo tay hay làm những vật dụng ngộ nghĩnh qua series Bàn tay thần kỳ; học kỹ năng sống, cách giải quyết các tình huống mà bé thường gặp phải trong series KikoRiki, Kex and Kola in the city, A Pi phiêu lưu ký…; khám phá thế giới khoa học với muôn vàn điều kỳ thú trong PINCODE, Mẹ ơi tại sao?...
Thông qua các chương trình ca nhạc thiếu nhi, những chuỗi chương trình học tiếng Anh, kỹ năng sống lý thú... , bé có thể vừa giải trí vừa học được nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.
Dẫu vậy, giải pháp này vẫn tiềm ẩn nhiều nỗi lo, đặc biệt là khi trẻ vô tình "bấm" vào các nội dung cấm kỵ, không phù hợp.
Vậy nên không ít các ông bố bà mẹ hiện đại đã cẩn thận chọn cho con những ứng dụng giải trí dành cho trẻ em, chỉ hiện thị những nội dung dành cho trẻ theo từng độ tuổi, tránh để con vào "nhầm địa chỉ".
Với các ứng dụng này, phụ huynh có thể đặt mã khóa để hạn chế bé tự mở ứng dụng hay xem các nội dung của người lớn khi chưa có sự cho phép của bố mẹ.
Bên cạnh đó, với tính năng hẹn giờ, bố mẹ chỉ cần thiết lập theo các khung giờ cố định sẵn, sau khi hết giờ, ứng dụng sẽ tự động khóa lại. Tiện dung hơn nữa, các phụ huynh có thể tận dụng tính năng lập lịch để tạo ra các khung thời gian biểu nhất định cho bé xem video mỗi ngày.
Dù đã có sự trợ giúp từ các "bảo mẫu bất đắc dĩ" là các thiết bị di động thông minh như: điện thoại, máy tính bảng, laptop, tivi thông minh... cùng các ứng dụng giải trí dành cho trẻ nhưng nhiều phụ huynh cũng động viên nhau hãy dành thêm thời gian cho con sau giờ làm việc.
Chị Hoàng Dung, một phụ huynh có con 6 tuổi ở quận 3 - TP.HCM, chia sẻ: "Trừ khi kẹt quá tôi mới để con một mình ngồi xem tivi hay chơi với các thiết bị di động. Tôi vẫn ưu tiên trong việc ngồi xem các chương trình giải trí, vừa chơi vừa học với con.
Xem cùng, rồi cùng thảo luận, giúp con có những nhận định, đánh giá, nhận xét, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích. Đó mới là mục đích chính của việc cho trẻ tham gia vào các "cuộc chơi" như vậy".
Cũng có rất nhiều khuyến cáo không nên cho trẻ dưới ba tuổi "giải trí" bằng các thiết bị di động vì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này dễ gây tổn thương đến thị lực của trẻ. Mặt khác, trẻ cũng chưa thể nhận thức đầy đủ nên việc "lập trình" thời gian biểu có thể khiến trẻ... "đập" luôn thiết bị khi các ứng dụng tự động khóa máy theo thời gian quy định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận