Vốn là một nhà nhiếp ảnh về nấm và rêu đã xuất bản, cụ Izawa gần như không bao giờ muốn đi toilet… trong nhà vệ sinh. Cụ tự hào với thành tích chỉ đi trong nhà hết thảy 14 lần trong 20 năm qua, vì chẳng đặng đừng.
Dù ở vùng thôn quên hay giữa đô thị, cụ luôn có cách tìm cho mình một khoảnh đất để “hành sự”.
“Ăn là đoạt mạng sống, vậy ị là trả lại sự sống,” là triết lý của cụ. “Thế gian có thể tốt đẹp hơn nếu con người bớt kiêu căng. Tôi muốn người ta nghĩ vượt lên trên cách thông thường và tự chất vấn những lề thói của bản thân.”
Năm 1973, cụ nhận ra tầm quan trọng của việc đi ngoài khi tham gia đấu tranh phản đối xây cất một nhà máy xử lý phân. Khi đó chàng thanh niên đã tư duy nhiều về cách con người nhìn nhận về phân mình thải ra, nhất là khi lãng phí phân và nước bằng cách dội đi. Từ đó, cụ không chọn cách dội nước mà thản nhiên… đi ngoài.
Cụ còn cho biết, mỗi khi lấp hố phân, cụ lại thấy đất đai xung quanh như ngời ngời sức sống. Nấm mốc có quan hệ cộng sinh với cây cối tạo ra dưỡng chất, cây đâm rễ đến vùng đất có giàu dinh dưỡng, và có cả côn trùng nữa.
Chưa hết, gần 50 năm đi ngoài, chưa bao giờ có ai bảo cụ đừng nên làm như thế. Chỉ có một lần cụ bị một người vô gia cư bắt gặp tại một con hẻm ở Tokyo.
“Chắc chắn ở Tokyo khó “hành sự” hơn, nhưng tôi luôn tìm thấy chỗ cho mình.” cụ chia sẻ với tờ Japan Times.
Cụ Izawa cũng không sử dụng giấy vệ sinh từ lâu, mà chuyển sang lá cây: có vô số loại lá trơn láng, dễ sử dụng.
Thậm chí cụ còn ghi nghề nghiệp của mình là đại tiện sư trên đơn khai thuế.
Dẫu vậy, nhiều người vẫn khó lòng bắt kịp độ “lầy” của cụ Izawa.
“Vệ sinh giúp con người ta khỏe mạnh. Nhưng quan điểm đặt con người làm trung tâm khiến chúng ta bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ và giết hại luôn các vi khuẩn có lợi.”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận