Căng thẳng tiêm chủng là một dạng stress cấp, với sự tăng vọt adrenalin, cortisol trong máu, dẫn đến tim nhanh, hơi thở gấp, huyết áp tăng, bồn chồn, vã mồ hôi... Còn sốc phản vệ là một phản ứng miễn dịch quyết liệt, nghiêm trọng với tăng thẩm thấu thoát dịch lòng mạch, làm tụt huyết áp, cùng lúc thắt hẹp phế quản dẫn đến suy hô hấp...
Stress tham gia sốc phản vệ?
Về lý, không có bằng chứng trực tiếp về việc căng thẳng gây ra hoặc tăng nặng sốc phản vệ. Thậm chí, qua adrenaline, át chủ bài của phác đồ cấp cứu phản vệ, thì stress có vẻ đứng về phía người tiêm.
Adrenaline rush
Nói vậy nhưng khó bảo êm xuôi trong tay một cơn stress quá thể, với “cơn sốt adrenaline” vượt ngưỡng trong máu. Lúc này “quá liều” adrenaline có thể là mối họa.
Không stress mọi hình thức
Nói thế nào, tốt nhất không nên có bất kỳ cơn stress nào, dưới mọi hình thức, trong mọi bước tiêm chủng, cả trước và sau. Các “adrenaline rush” càng phải dè chừng. Stress còn làm giảm miễn dịch, tuy tính đường dài nhiều hơn, nhưng tốt nhất cũng không nên xuất hiện trong job vaccine.
Ngồi trên lửa với cục máu đông
Ai cũng có chút căng thẳng trước các mũi tiêm. Riêng vaccine còn có khoản lo phản ứng phụ và sốc phản vệ. Phản ứng phụ đông máu/vaccine AstraZeneca, là bất an nặng ký mới nhất.
Hysteria và hoảng loạn tập thể
Căng thẳng tiêm chủng còn diễn biến phức tạp dưới nhiều bộ mặt như hysteria/hoảng loạn dây chuyền/ngất xỉu tập thể, hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng, sợ tiêm, sợ máu...
Lấy lại nhịp thở trước “giờ G”
Chống stress cấp, có hay không vaccine, cơ bản như nhau:
Thư giãn, ăn ngon ngủ kỹ trước đó nhiều ngày để dợm bộ. Lợi bất cập hại, không khuyến cáo dùng thuốc giải lo âu trước, trừ khi có chỉ định.
Đến chỗ tiêm sớm là ý hay. Nó cho phép bạn lên kế hoạch chọn ghế chờ, chọn bàn tiêm... Với COVID-19, nó còn giúp tránh chuyện tụ tập, lây nhiễm chéo trong khu tiêm ngừa.
Vào phòng tiêm, trên ghế đợi, là lúc các chiêu trấn an kinh điển vào việc. Hít sâu, thở đều, nhấp vài ngụm nước, nhai kẹo cao su, làm ít động tác thể dục tại chỗ....
Lo ra với điện thoại hay tờ tạp chí đánh trống lảng. Đặc biệt các cô hysteria, sợ máu, hội chứng áo choàng trắng, nên tránh chăm chú vào cuộc tiêm không phải của mình. Biết mình là một hysteria, cần hạn chế tiếp xúc, chuyển chỗ ngồi khỏi một... hysteria ngồi cạnh, kẻo sa vào một chuyền hoảng loạn có tổ chức.
Tham vấn kỹ với các trấn an viên, bác sĩ sàng lọc, để nắm rõ cuộc tiêm thay vì mù mờ phó thác tâm trí vào tay những suy nghĩ tiêu cực.
Cân nhắc việc chọn mặt nhân viên y tế, nếu được cũng là ý không tồi. Một bác sĩ, nhân viên nữ có lợi hơn trong việc giảm căng thẳng cho người tiêm nữ.
Chuẩn bị tinh thần cuộc tiêm bị hoãn lại, nếu thất bại trong kiểm soát stress hay do bệnh nền. Âu lo lỡ cơ hội vàng miễn dịch sớm, stress càng chồng thêm stress.
Thư thả cả pha hậu vaccine
Đừng quên chống căng thẳng cho cả pha hậu vaccine. Phản ứng phụ thông thường và chứng đông máu có thể xuất hiện vài tuần sau tiêm. Stress có thể vô can với sốc, nhưng với các phản ứng phụ thông thường như sốt, đau, mệt mỏi... thì căng thẳng hoàn toàn có thể làm tăng nặng chúng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận