Còn chứng thích cường điệu, nếu đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng thì cần gặp bác sĩ tâm thần chữa trị.
Ai cũng có tật nói dối
Nghiên cứu trên 1.000 người trưởng thành của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tập san Human communication research thì tần suất nói dối trung bình của một người là 1,65 lần/ngày, trong đó nam giới nói dối gấp 2 lần phụ nữ, trong khi phụ nữ có khả năng nói dối trót lọt, dễ làm cho người ta tin hơn nam giới.
Nói dối trên hồ sơ xin việc, dối trá khi nói chuyện điện thoại, mô tả hoàn cảnh bi thương hay quá hấp dẫn khi gặp gỡ đối tượng là chuyện thường xảy ra. Không ít người bị mắc lừa bởi những kẻ nói dối bằng những thủ đoạn tinh vi.
Nghiên cứu của khoa tâm lý Đại học Portsmouth (Anh) trên 50 trẻ em và bố mẹ chúng cũng cho thấy trẻ bắt đầu có hành vi dối trá từ khi mới được… 6 tháng tuổi. Trẻ giả vờ khóc hoặc cười để thu hút sự chú ý của người lớn.
Khi trẻ 2 tuổi, hành vi này phát triển phức tạp hơn, khi chúng bị té nhẹ, trẻ nằm ỳ và khóc thật lớn để chờ cha mẹ nâng đỡ, dỗ dành và đòi một thứ gì đó mà nó thích. Cha mẹ nào hiếm muộn hoặc kinh tế khá giả thường nuông chiều nên trẻ sẽ phát huy các “chiêu trò” dối trá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và dễ dẫn đến hư hỏng.
Cách phát hiện nói dối
Tiến sĩ Leanne ten Brinke - nhà tâm lý học tại trường Haas thuộc ĐH California (Mỹ) đã chia sẻ với mọi người cách hữu hiệu để phát hiện được một kẻ nói dối, đó là sự thay đổi trên gương mặt.
Bạn đặt câu hỏi và nhìn thẳng vào mặt họ. Trong tích tắc họ sẽ thể hiện sự day dứt bằng những biểu hiện: hơi nhăn trán, có nếp nhăn đầu lông mày, đầu hơi cúi hoặc nghiêng sang một bên, lấy tay che miệng, gãi tai, gãi đầu… thể hiện sự lúng túng.
Vì nói dối nên họ hồi hộp, adrenalin trong máu tăng cao, tim đập nhanh, hơi thở dồn dập. Đặc biệt nhất là đôi mắt. Cặp mắt đảo nhanh, thường nhắm mắt lâu hơn chớp mắt, nếu nháy mắt liên tục cho thấy sự căng thẳng đang tăng lên.
Khi nói dối người thuận tay phải sẽ nhìn sang bên trái. Họ cố gắng nói nhiều nhưng lại không mạch lạc, đôi khi từ chuyện nọ nhảy qua chuyện kia một cách không logic.
Trong ngành y có những điều gọi là “không nói thật”, chẳng hạn phát hiện bệnh nhân ung thư, nếu nói rằng “ông bị ung thư gan, thời gian chỉ còn 6 tháng...” thì bệnh nhân suy sụp, có thể chết sớm hơn.
“Cường điệu” là một bệnh
Cường điệu còn gọi là nói điêu, nói ngoa (mythomania) - là một rối loạn tâm lý. Tuy nhiên nó gây ra một chuỗi các tác động ở nhiều mức độ khác nhau.
Một người mắc chứng thích cường điệu thường bịa ra và cường điệu cái tôi theo kiểu “ít xít ra nhiều”. Điều nguy hiểm là họ thường nói “tôi nhìn tận mắt”. Chẳng hạn có một vụ đánh ghen, người thích cường điệu sẽ mô tả là “lột đồ, túm tóc, rạch mặt…” .
Theo các nhà khoa học ở Đại học Southern California thì những người mắc chứng cường điệu, thùy trán của não họ có rất ít chất xám (xử lý thông tin) nhưng lại nhiều chất trắng (vận chuyển thông tin). Các nhà khoa học tin rằng đây là nguyên nhân dẫn đến việc họ luôn cường điệu sự việc, hiện tượng và trở thành kẻ nói dối. Chứng cường điệu cũng thường xuất hiện ở người rối loạn nhân cách hoặc ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Theo các chuyên gia từ Trường Đại học Xã hội Sugaro của Mexico thì chứng thích cường điệu là một vấn đề thường xuất hiện ở những người có lòng tự trọng thấp. Họ nói dối để khiến cho bản thân mình trở nên quan trọng hơn và cũng bởi vì họ không giỏi trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Họ có thể cường điệu hóa hoặc bịa ra những câu chuyện hay các giai thoại nhằm thu hút người nghe và muốn người ta coi mình là quan trọng.
Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn giữa những kẻ dùng lời nói dối để bao che tội lỗi của bản thân một cách có chủ ý, với người mắc chứng thích cường điệu thường thổi phồng một câu chuyện nhỏ, pha trộn làm sao cho trở nên ly kỳ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận