Mới đây, một bài toán được đăng tải lên mạng xã hội chỉ với các phép tính đơn giản lại tiếp tục khiến dân tình chia phe tranh cãi. Dù chưa rõ đúng sai song sự bàn tán của dân tình cũng vô cùng xôn xao, náo loạn.
Cụ thể, câu hỏi có nội dung như sau: "40 chia cho 1 nửa rồi cộng với 15 thì bằng bao nhiêu?".
![](https://cdn.tuoitre.vn/ttc/r/2021/11/08/bai-toan-de-ot-02-1636359685.jpg)
Với câu hỏi này, nhiều người còn nhận định bài toán chỉ có độ khó ở "cấp tiểu học" và đưa ra đáp án chắc nịch "bằng 17". Tuy nhiên, phe còn lại phản đối kịch liệt, bởi không ít người đưa ra đáp án chính xác là 95. Tại sao lại có 2 kết quả đối với một phép tính giản đơn như thế?
Theo đó, nguồn cơn của mọi bình luận tranh cãi nằm ở chữ "1 nửa" hay "một nửa" của câu hỏi. Bởi "một nửa" từ dữ kiện khá mơ hồ khi được đặt vào câu hỏi. Ở từng cách hiểu, "một nửa" sẽ đem đến một câu hỏi khác nhau, là: 40÷½+15 và 40:20+15.
Như vậy, với cách thể hiện qua chữ số, "một nửa" khi viết vào phép tính có thể hiểu thành 2 cách phía trên và cho ra đáp án lần lượt là 95 và 17.
Trước đó, không ít bài toán dù được xác định có độ khó ở "cấp tiểu học" song đáp án cuối cùng luôn khiến dân tình tranh cãi, khi các dữ liệu đưa ra chưa chuẩn xác, mập mờ.
![](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/ttc/r/2021/11/08/bai-toan-de-ot-02-1636359803.jpeg)
![](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/ttc/r/2021/11/08/bai-toan-de-ot-03-1636359803.png)
Chẳng hạn bài toán sau đây: "Có 365kg gạo đổ đều vào 7 bao. Hỏi cần có mấy bao để đựng hết số gạo đó?". Hay bài toán tương tự này: "Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4.326kg gạo. Ngày thứ hai nếu bán thêm được 32kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100kg. Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất, thứ hai 178kg gạo. Hỏi cả ngày, cửa hàng bán được bao nhiêu kilogam gạo?".
Dù gây tranh cãi song những bài toán này vẫn có những sức hút khó cưỡng, không chỉ giúp dân tình "vận động" não bộ mà còn thỏa tính giải trí của một số cư dân mạng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận