Nếu nói đến chăm sóc cơ thể thì nhiều người thường nghĩ đến dưỡng da mắt, bảo vệ da mặt, chăm sóc da tay… chứ không mấy ai đề cập đến việc phải chăm sóc cũng như bảo vệ vùng môi. Một đôi môi thâm sạm, bị nứt nẻ, chảy máu… là tín hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết ở vùng môi tập trung hơn một triệu các đầu dây thân kinh, do đó đây là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm, thậm chí còn nhạy cảm hơn cả các đầu ngón tay. Bất kỳ sự thay đổi nào khác thường trên môi cũng có thể là tín hiệu cầu cứu đến từ phía cơ thể. Theo trang Brightside của Mỹ, khi thấy những dấu hiệu hư tổn này ở môi, bạn hãy lập tức đi khám gấp.
1. Môi bị khô và nứt nẻ
Đây là dấu hiệu của cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Ngoài ra, khi bạn đang ở trong môi trường nắng nóng, khi tâm trạng căng thẳng hoặc khi môi bắt gặp các thành phần gây dị ứng cũng là nguyên nhân khiến môi bạn bị khô và nứt nẻ.
Khi gặp tình trạng này, bạn có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước, sử dụng kem dưỡng ẩm để bù đắp độ ẩm bị hao hụt. Ngoài ra, nếu tình trạng da khô, nứt nẻ kèm theo biểu hiện ngứa rát thì khi đó bệnh đã trở nên nghiêm trọng, bạn cần đi khám ngay nhé!
2 . Môi nổi nhiều nốt sần
Mặc dù thông thường không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất, tuy nhiên các nốt sần trên miệng có thể gây ra đau đớn, khó chịu và mất đi tính thẩm mỹ. Theo nghiên cứu, có ba nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này:
Một là sau khi bạn đã tiêm chất axit hyaluronic thì cơ thể đã hình thành sự phản ứng. Ngoài ra, nếu bạn ăn phải những thực phẩm gây dị ứng thì cũng có thể gây ra những vết sưng này.
Trường hợp còn lại đến từ việc bạn đã bị nhiễm một số virus như virus gây bệnh Herpes – một loại bệnh gây mụn rộp ở môi. Đây là trường hợp nghiêm trọng và cần được thăm khám kịp thời.
3. Có vòng đỏ quanh môi
Nhiều người khi cảm thấy môi mình đã bị khô thì thường có thói quen liếm môi. Thế nhưng vô tình thói quen này lại làm mất đi lớp dầu tự nhiên ở vùng da quanh môi, khiến vùng da này bị đỏ và ngứa. Đây là những dấu hiệu ban đầu của tình trạng viêm da quanh miệng do liếm môi nhiều.
Bệnh viêm da quanh miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm thì khả năng tái phát trong tương lai là rất cao. Bên cạnh đó khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát vùng miệng, nếu bệnh kéo dài thì sẽ nảy sinh tâm lý tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy nên, bạn hãy cố gắng từ bỏ quen liếm môi và dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày để cải thiện tình trạng này nhé.
4. Màu môi nhợt nhạt
Nhiều người tự ti, không dám giao tiếp với người khác vì màu môi mình nhợt nhạt, trắng bệch. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Theo nghiên cứu, khi môi của bạn của bạn trắng, nhợt nhạt thì khả năng cao là bạn đang thiếu máu hoặc việc lưu thông oxy trong máu kém. Trong trường hợp này, bạn có thể nhận ra đầu ngón tay và ngón chân cũng xuất hiện những dấu hiệu tương tự.
Một số nguyên nhân khác khiến đôi môi của bạn không còn tươi tắn đến từ việc đường huyết thấp, thiếu các loại vitamin và chất sắt. Nếu bạn có đang mắc phải tình trạng này thì hãy đến tìm các bác sĩ để có phương hướng điều trị và bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể hiệu quả nhất.
5. Sưng môi
Một trong những nguyên nhân khiến môi của bạn bị sưng là do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc trong thành phần mỹ phẩm có chất gây dị ứng. Vậy nên, son môi nói riêng và các loại mỹ phẩm nói chung, trước khi sử dụng, hãy bôi thử sản phẩm lên da. Nếu sau phút mà không da bị sưng thì hãy tiếp tục sử dụng.
Tuy nhiên, nếu môi sưng càng ngày càng to thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán tình hình và điều trị.
6. Môi có đốm đen
Đốm đen là những nốt có màu đỏ sẫm đến đen, giống như mụn cóc nổi trên môi. Đốm đen trên môi phần lớn đến từ chứng tăng sắc tố da – bệnh này không chỉ gây đốm đen trên môi mà còn ở cả má, mũi và trán.
Ngoài ra, khi da bị cháy nắng hoặc cơ thể dư thừa một lượng lớn sắt trong chế độ ăn hàng ngày cũng là nguyên nhân hình thành những nốt đốm xấu xí này. Khi tình trạng này xuất hiện trên môi, hãy đi khám sớm vì chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận