Câu trả lời có thể giúp nhiều người không biến phiên chạy bộ trên thảm lăn thành thảm hoạ.
Thế nào là quá sức?
Dễ nhất là căn theo số tối đa. Sách đã dẫn, mỗi tuần chỉ nên dành 5 giờ tập luyện cường độ thấp và 2,5 giờ cho cường độ cao. Bước qua vạch, tức quá đà.
Quá sức lâm sàng
Chung chung khó lần thì vẫn có thể nhận ra thể dục quá sức qua “triệu chứng lâm sàng”, với hai thể “cấp tính” và “mãn tính”.
Mệt quá con tim này
Nhìn ra quá sức tức thì thông thường dựa vào cảm nhận và nhịp tim.
Về cảm nhận, rõ dựa nhiều vào chủ quan (hơi thở nhanh sâu có dấu hiệu hụt hơi, đổ mồ nhanh và nhiều sau ít phút tập, đau cơ /xương/ khớp, phải lấy hơi để nói...).
Ngược lại “bút sa gà chết” nhịp tim là tham số được tín thác hơn. Phổ biến là dựa vào MHR, tức nhịp cực hạn mà quả tim của một cá nhân quản xuể khi vận động. MHR = 220 - số tuổi. Theo đó, cho thể dục nhẹ, bạn cần cầm nhịp 50-70% MHR và 70-85% MHR cho vận động cường độ mạnh. Cơ bản thế, mọi sự còn tùy biến theo thể trạng và hình thức vận đông...
Tin xấu đến chậm
Quá sức có thể sáng tỏ lập tức, nhưng cũng lắm khi chậm rãi tìm đến khá lâu sau đó. Bạn có cảm thấy thiếu thiếu động lực tập luyện, khó ngủ hoặc ngủ không sâu, ủ rũ, hay cáu sườn, dễ mắc bệnh và giảm ham muốn tình dục...? Trên là những quả ngọt đáng nhẽ bạn hái được thể dục, ngược lại, nghĩa là bạn đã thực hiện chúng quá đà.
Hậu quả thể dục không lượng sức
Nhân đà thử xem qua hậu quả phải gánh của vận động/thể dục quá đà, bạn sẽ ngạc nhiên về lắm sự tệ.
1- Quả tim vẫn chịu đấm trước tiên. Vận động cường độ cao làm tăng nhịp tim, một cách đáp ứng oxy và năng lượng cấp thiết, quá đà sẽ khiến chính quả tim hẫng hụt oxy, một ca nhồi máu, đột quỵ hiện tiền. Quá đà thể dục còn là tác giả chứng ngộ độc tim / cardiotoxicity/rối loạn điện tim kèm tổn thương cơ tim vĩnh viễn.
2- Suy giảm miễn dịch. Nồng độ cortisol máu cao ngày này tháng khác là nguyên cớ. Trớ trêu, càng hăng luyện rèn, bạn càng dễ mắc bệnh.
3- Xương yếu. Cortisol tác động mô xương theo cách khó chịu, phá hủy nhanh hơn bồi đắp. Một trái khoáy, càng say thể dục hành xác, bạn càng dễ bị thương.
4- Nhiễm trùng và nhiễm trùng huyết. Thể dục quá độ đánh hỏng an ninh đường ruột, dẫn đường cho endotoxin/nội độc tố vi khuẩn rò rỉ vào máu.
5- Sa sút tâm thần. Khó tin, cùng chịu tác động của trytophan, serotonin, endorphin, thể dục quá sức sinh rối nhiễu tâm thần không khác chứng... trầm cảm. Vận động quá sức làm tăng 20% nguy cơ trầm cảm.
Bạn thấy đó, thể dục quá đà nghiệt ngã hơn người ta tưởng.
Những xúi bẫy
Kể không hết ngã dẫn đẩy ai đó vào vận động/ thể dục không lượng sức, trong đó phải kể cả...xúi bẫy. Chúng ta hẳn không lạ các kiểu thúc lưng “30 phút vận động là không đủ”, các phong trào “manpo-kei/10.000 bước chân” hay HIIT /kiểu tập cường độ cao ngắt quãng... Bảo xúi bẫy có phần quá, các kiểu tập trên vô can, chỉ là lỗi của chúng là đánh động ... “bụng tham” của người tập. Nhiều hơn, cao hơn, mạnh hơn, mới ra tấm ra món.
Thật ra, sâu xa, cớ sự nằm cả một chỗ: trong mắt không ít người, thể dục là một phương thức rèn luyện sức khỏe toàn bích, là một phương thuốc ngừa trị bệnh tuyệt không có tác dụng phụ. Quá liều, quá sức gây hậu quả từ đó mà ra.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận