Cụ thể, bộ phim tài liệu với sự góp mặt của danh thủ David Beckham, được chiếu trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV từ tháng 5-2020, bất ngờ trở nên nóng trở lại, khi nhận ngày càng nhiều ý kiến trái chiều. Trong nhiều cảnh quay, Beckham cởi trần, tuy nhiên nhiều phần cơ thể của anh - những vị trí có sự xuất hiện hình xăm, đã được làm mờ.
Nhưng chuyện kỳ thị với xăm mình không chỉ ở Trung Quốc.
Hiện nay tại Việt Nam, không khó để nhìn thấy các bạn trẻ với những hình xăm trên cánh tay, cổ chân, ngang eo... Tuy chẳng còn hiếm hoi, nhưng kỳ thực, hình ảnh của những người xăm mình trong mắt nhiều bậc phụ huynh, hoặc thế hệ đi trước là không mấy... lương thiện! Không ít bạn trẻ đã từng phải đấu tranh với gia đình, xài "chiêu" để thể hiện niềm đam mê của mình với một hình xăm. Thế nhưng, điều họ nhận lại chỉ là những cái lắc đầu, cùng sự phản đối kịch liệt, căng thẳng...
Ở Nhật, Hàn thì người xăm mình còn gặp sự kỳ thị nghiêm trọng hơn từ xã hội.
Dưới một topic về xăm mình, ý kiến của dân mạng cũng trái chiều chẳng kém, dù rằng người Việt đã có cái nhìn cởi mở hơn về những người sở hữu hình xăm:
- Xăm ít ít thì không sao, xăm nhiều quá trông hao hao... giang hồ!
- Ở Việt Nam hay ở đâu mà nhìn thấy dân xăm hình là thấy thiếu thiện cảm rồi...
- Nếu xem xăm hình là một điều xấu, thì cần phải xem lại "đầu óc" của người phát ngôn câu nói ấy rồi. Liệu có quá định kiến và lạc hậu không khi nhận xét như vậy?!
- Xăm hình cũng là một loại hình nghệ thuật thôi, và hình xăm chẳng thể nào đánh giá phẩm chất, đạo đức của một con người.
- Người xăm hình thì chưa chắc "hổ báo", mà "hổ báo" thì cũng chưa chắc xăm hình. Không thể nhìn mặt mà bắt hình dong được. Thế kỷ 21 rồi mọi người ạ!
- Không phải cứ Tây thì mình bắt chước. Mình không phải là đánh đồng mọi người xăm mình là xấu, nhưng không thể chấp nhận nổi ý...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận