Nằm trong số này có thể sẽ là Nhà hát Hoàn Cầu (Shakespeare's Globe), phiên bản sao chép y đúc nhà hát ban đầu của thi hào Shakespeare thời xưa. Trong thông báo mới ra tuần rồi, nhà hát có thể sẽ ngưng hoạt động vô thời hạn, vì thiếu kinh phí.
Rõ ràng đây sẽ là bi kịch cho đội ngũ nhân viên nhà hát, cho ngành du lịch, và đặc biệt những người yêu mến nghệ thuật sân khấu thể nghiệm, đa dạng. Bởi lẽ Nhà hát Hoàn Cầu của Shakespeare đại diện vô khối những gì sinh động của cuộc sống mà chúng ta phải nén nhịn trong đại dịch, lại kết gắn người diễn và người xem với nhau, hệt như hàng bao thế kỷ trước.
Khi bụi quá khứ đã lắng xuống, khoác lên bức tranh đại dịch, những ai đã từng xem Nhà hát Hoàn Cầu như một viên ngọc quý giữa London, một cánh cửa để soi vào quá khứ, sẽ cực kỳ thất vọng.
Mở cửa trở lại từ 1997 sau hơn 300 năm đóng cửa im lìm, kể từ lúc bị cộng đồng Thanh giáo phá hủy vào năm 1644, công trình Nhà hát Hoàn Cầu hiện nay hoàn toàn mới, không một hỏng hóc nào, diện mạo và cấu trúc bên trong vẫn nguyên vẻ cổ kính. Kiến trúc hình trống có mái lợp (tòa nhà duy nhất tại London có mái lợp) như một tương phản với tòa nhà Shard phủ kính hiện đại sát bên cạnh, và những tòa nhà chọc trời bên kia cầu Millennium.
Nhà hát Hoàn Cầu nguyên bản có một khởi đầu không hề thiếu phần kịch tích – từ những mảnh gỗ cuỗm từ một nhà hát tại Shoreditch, vào quãng thời gian Nữ hoàng Elizabeth I vừa lên ngôi. Người làm thuê cho gánh hát The Lord Chamberlain's Men, mà Shakespeare góp vốn - đã bí mật dỡ từng thanh xà, băng qua dòng sông Thames, và dựng trở lại thành Nhà hát Hoàn Cầu. Mở cửa hoạt động năm 1599, cùng với năm Shakespeare tương truyền viết xong kịch Henry Đệ Ngũ.
Từ đó trở đi, toàn bộ các vở kịch của Shakespeare đều được viết như đo ni đóng giày cho Hoàn Cầu, đến nỗi các buổi diễn ngày nay sẽ hoàn hảo nhất khi diễn ra ngay bên trong khuôn viên nhà hát. Hoàn Cầu cũng từng bị đóng cửa vượt qua một đại dịch thời xưa, dịch hạch, trong quãng 1603 tới 1606.
Năm 1613, Nhà hát bị thiêu trụi từ một vụ bốc hỏa khi đang trình diễn Henry Đệ Bát, nhưng chỉ 1 năm sau đã tái dựng hoàn thiện. Suốt bao thế kỷ, nhà hát tiếp tục bao phen “chết đi sống lại”.
Thách thức lớn nhất của diễn viên tại Hoàn Cầu có lẽ do nhà hát không có mái che kín ở giữa, nên buộc phải “gào” to hơn. Bù lại, diễn viên và người xem lại có khoảng cách gần gũi hơn, thậm chí… gần hơn mức cần thiết. Một câu thoại nếu phát ra đúng nơi sẽ âm vang gần như không khác mấy với một dàn âm thanh khuếch đại, đưa âm thanh chân thật tới khán giả.
Theo truyền thống từ ngày trước của Shakepeare, Hoàn Cầu luôn tiên phong trong sáng tạo và làm mới bản thân. Tại đây, các mùa diễn khai thác chủ đề phong trào MeToo, và cổ xúy sự đa dạng về giới, dân tộc và khuyết tật, bên cạnh các workshop và tư liệu dồi dào về các chủ đề đa dạng, như thân mật đồng giới, tới podcast, âm nhạc, v.v…, trong vai trò một điểm tụ hợp và duy trì đam mê của cộng đồng.
Do đó, sự mất mát, biến mất của mỗi nhà hát, của những công ăn việc làm, sinh kế kèm theo, luôn là một bi kịch thật sự. Thế nhưng đánh mất Nhà hát Hoàn Cầu không chỉ là một tổn thất cho nghệ thuật, mà còn đánh dấu cho sự biến mất của một trong những “cư dân” đáng mến, lâu đời nhất thành London.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận