Lượng rạp phim đóng cửa năm nay tại Trung Quốc có thể tăng gấp đôi, nhất là những rạp ở các thành phố ngoài trung tâm.
Trong khi đó hai nền tảng streaming là Netflix và ByteDance đã thu hút ngày càng nhiều lượt xem và người xem trong hơn 3 tháng đại dịch vừa qua.
Các chủ rạp phim tại Trung Quốc hiện nay buộc phải thu hẹp kinh doanh, chỉ bán bắp không kèm phim (thay vì phim không, hoặc kèm bắp), và cung cấp địa điểm “đẹp” để các cặp đôi chụp ảnh cưới.
Không có một phim bom tấn nào ra rạp trong suốt Quý 1 năm nay, các nhà phân tích dự báo lượng rạp phải đóng cửa sẽ tăng gấp đôi, so với 267 rạp trên tổng số hơn 12000 rạp của năm ngoái.
Wanda Films, nhà quản lý cụm 603 rạp tại Trung Quốc, đã lên tiếng về tình trạng lỗ sâu sau gần 100 ngày phong tỏa.
“Hơn năm chủ rạp đã liên hệ với tôi, hỏi xem tôi có chụp ảnh cưới cho khách hàng trong rạp chiếu phim hay không,” Sam Wang, một nhiếp ảnh gia tại Thiên Tân cho biết.
Mỗi bộ ảnh tốn chừng 70 đôla (500 tệ) một giờ, và chỉ diễn ra trong các ngày trong tuần. Còn hiện nay, giá này có thể chụp những hai giờ, ngày nào cũng “duyệt”
Đại dịch tại Hồ Bắc, Vũ Hán, đã buộc chính quyền Trung Quốc đóng cửa nhiều thành phố khắp cả nước để ngăn chặn lây lan. Từ đó đến nay, các biện pháp đưa ra dường như cũng làm “hao mòn” bản năng lẫn thói quen tiêu xài và tiêu thụ của công chúng.
Từ tạp hóa tới mua bán nhà cửa, các cuộc hẹn kinh doanh hay cùng thưởng thức phim, tất cả đều đang diễn ra online. Tại Hong Kong, thay đổi này đã xảy ra sớm hơn, khi toàn bộ thành phố dường như bị tê liệt trước những cuộc biểu tình liên tiếp.
“Năm nay quả là một mùa đông cay đắng cho các rạp phim, nhất là các rạp quy mô nhỏ lẻ,” Wilson Chow, trưởng công nghệ, truyền thông và viễn thông tại công ty kiểm toán PwC tại Thâm Quyến chia sẻ. Nếu không thể mở cửa lại trong hai tháng nữa, anh nói, “chắc chắn con số sẽ gấp đôi.”
Trong khi đó, tuần này Netflix tuyên bố doanh thu Quý 1 tăng 29%, lên tới 5,8 tỉ đôla so với cùng kỳ năm ngoái, với 23% lượng thuê bao mới. Tăng trưởng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương lên tới 51% doanh thu và 62% thuê bao.
Mới đây nhất là sự “ra đi” của rạp Golden Harvest Yinhe, đặt bên trong trung tâm thương mại cao cấp tại Thiên An, cách Bắc Kinh 108 km về đông nam.
Hôm 16 tháng 4, trên MXH Weibo, rạp công bố “rất tiếc, chúng tôi không thể trụ tới ngày khai trương,” và quy cho chi phí vận hành đắt đỏ và đại dịch corona.
Trong một khảo sát, dù 72% người đi xem phim muốn trở lại rạp, hầu hết yêu cầu chủ rạp chỉ nên duy trì 40% công suất.
Một số rạp mở bán vé khuyến mãi 50% để mở cho những suất chiếu trong tương lai, đồng thời nới rộng những điều khoản thuê mướn cho các hoạt động kinh doanh khác, nhằm chống chọi với tình hình khó khăn.
Dù vậy, thu nhập này chỉ như muối bỏ bể, và theo Rick Song, nhân viên một nhà sản xuất phim tại Nam Kinh, các studio không thể chờ nổi tới ngày rạp khai trương trở lại.
“Các studio cũng gặp khó khăn chẳng kém, và ngày càng nhiều studio sẽ phải phát hành phim trên mạng để thu hồi vốn càng sớm càng tốt,” Rick cho biết. “Chúng tôi không có hy vọng rạp sẽ sớm mở cửa, còn chưa kể những phản ứng từ người đi xem phim và số tiền chúng tôi sẽ thật sự nhận được khi chiếu rạp.”
Tổng cộng có tới 26 phim phát hành online trong dịp Tết âm lịch vừa qua, và lượt xem trung bình hàng ngày đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Lượng người dùng trên các nền tảng online lên tới 310 triệu trong tuần cuối tháng Một.
Bộ phim Lost in Russia cũng stream miễn phí trên TikTok và Toutiao trong tháng Một, thu hút 600 triệu view trong 3 ngày đầu.
Wilson Chow chốt hạ: “Một khi người ta đã khám phá ra thú vui của giải trí tại nhà, rất khó để quay trở lại như trước kia.”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận