Hiện nay, xu hướng ẩm thực cầu kỳ hơn, tính thẩm mỹ cao hơn nên thế giới đũa cực kỳ đa dạng. Vậy cần lưu ý gì khi bạn dùng “cánh tay thần kỳ” của mình trong bữa ăn.
Đũa nào tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh?
Đũa gỗ và đũa tre là 2 loại phổ biến nhất trong mỗi gia đình. Tuy chúng vừa nhẹ và dễ cầm nhưng lại rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh. Cụ thể, nếu bạn cất ngay vào tủ sau khi rửa, đũa sẽ bị mốc và tạo ra Staphylococcus, E.coli… và aflatoxin – một trong những thủ phạm gây ung thư gan hàng đầu.
Đũa sơn là một loại được nhiều nơi ưa chuộng do vẻ ngoài đẹp, đa dạng phù hợp khi ăn tiệc. Thế nhưng chúng lại rất dễ bị bong tróc phần sơn khi ăn, khiến hàng tá kim loại nặng và benzen xâm nhập vào cơ thể, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Đũa nhựa cũng được nhiều người mua dùng do giá thành rẻ và dễ lau chùi. Tuy nhiên, loại đũa này tương đối dễ vỡ và không có khả năng chịu nhiệt, dễ bị biến dạng và nóng chảy khi chúng ta nấu ăn. Nhựa sẽ ngấm vào thực phẩm và sinh ung thư nếu ăn phải thường xuyên.
Tránh ẩm, tránh độc… nên xài đũa gì?
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sửa dụng đũa kim loại là tốt nhất. Chúng cầm rất chắc tay, làm từ thép không gỉ nên ít khi biến dạng, không lo ẩm móc và dễ vệ sinh. Nhược điểm là hơi nặng, dùng lâu ngày thì có cảm giác hôi và không thích hợp để nấu đồ ăn nóng. Tuy nhiên nếu xét về phương diện an toàn sức khỏe thì đũa kim loại là số một.
Bên cạnh đó, khi vệ sinh đũa thì bạn không nên ngâm quá lâu, khiến hóa chất từ nước rửa chén bám vào gây hại cho cơ thể. Cần rửa nhiều lần bằng nước sạch và lau khô, phơi ở nơi thoáng gió nhiều nắng để ngăn ngừa nấm mốc. Nhà nào dùng đũa lâu ngày thì nên mang ra luộc trong nước sôi để khử trùng.
Đũa cũng nên được thay mới khoảng 3-6 tháng/lần, đặc biệt là khi màu sắc của chúng nhợt nhạt và nứt vỡ nhiều. Nếu trên đũa xuất hiện những đốm mốc, có mùi chua thì phải vứt ngay vì chúng đã bị nhiễm khuẩn, không nên tiếp tục dùng để ăn kẻo "ôm" bệnh vào người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận