Sciencedaily cuối tháng 11 cho hay thông tin nói trên.
Tác động kinh tế của bệnh tiểu đường cũng rất đáng kể, chiếm 10% chi phí y tế toàn cầu (760 tỷ USD). Tại Trung Quốc, chi phí liên quan đến bệnh tiểu đường đã vượt quá 109 tỷ USD. Trong khi đó, giữa những năm 1991-2009, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, mức tiêu thụ trứng trung bình hàng ngày tăng liên tục từ 16 gam trong năm 1991-93, lên 26 gam vào năm 2000-04 và 31 gam vào năm 2009.
Số người nghiên cứu bao gồm 8545 người trưởng thành (tuổi trung bình 50 tuổi) tham gia Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Trung Quốc.
Nhà dịch tễ học và chuyên gia sức khỏe cộng đồng, Tiến sĩ Ming Li của UniSA, nói: “Chế độ ăn uống là yếu tố có thể điều chỉnh, góp phần làm khởi phát bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy việc hiểu rõ phạm vi các yếu tố trong chế độ ăn uống, có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng của căn bệnh này.
Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trải qua một quá trình chuyển đổi dinh dưỡng đáng kể, khiến nhiều người chuyển từ chế độ ăn truyền thống bao gồm ngũ cốc và rau quả sang chế độ ăn thức ăn chế biến nhiều hơn, nhiều thịt, đồ ăn nhẹ và thực phẩm giàu năng lượng".
"Đồng thời, tỉ lệ tiêu thụ trứng cũng tăng đều đặn; từ năm 1991 đến năm 2009, số người ăn trứng ở Trung Quốc tăng gần gấp đôi".
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm:"Những gì chúng tôi phát hiện ra là tiêu thụ nhiều trứng trong thời gian dài (hơn 38 gram mỗi ngày) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành Trung Quốc lên khoảng 25%. Hơn nữa, những người trưởng thành thường xuyên ăn nhiều trứng (trên 50 gam, hoặc tương đương với một quả trứng, mỗi ngày) có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 60%. Ảnh hưởng này cũng rõ rệt hơn ở phụ nữ so với nam giới".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận