18/09/2003 19:15 GMT+7

Trung Quốc: nhà văn thành triệu phú nhờ nhuận bút

Theo Netcodo, Tân Hoa Xã, People's Daily
Theo Netcodo, Tân Hoa Xã, People's Daily

Viết văn ở Trung Hoa từ lâu vốn có tiếng là một công việc buồn tẻ chẳng được lợi ích gì ngoài một chút danh vọng phù du.Thế nhưng hiện nay sự chuyên cần của nhiều nhà văn đã mang lại kết quả khác hẳn. Trên văn đàn nước này, đã xuất hiện một lớp những nhà văn triệu phú.

YVgUmgip.jpgPhóng to

Các tác phẩm văn học Trung Quốc có lượng phát hành rộng rãi trên thị trường sách quốc tế.

Viết văn ở Trung Hoa từ lâu vốn có tiếng là một công việc buồn tẻ chẳng được lợi ích gì ngoài một chút danh vọng phù du.Thế nhưng hiện nay sự chuyên cần của nhiều nhà văn đã mang lại kết quả khác hẳn. Trên văn đàn nước này, đã xuất hiện một lớp những nhà văn triệu phú.

Er Yuehe, một tiểu thuyết gia tuổi trung niên, đã nhận được số thù lao và nhuận bút đáng nể từ số tác phẩm best-seller, trong đó ông mô tả một cách sống động những hoàng đế nổi tiếng đời Thanh (1616-1911).

Một loạt phim truyền hình đã chuyển thể một trong những tiểu thuyết ấy và theo báo chí, Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã trả ông ít nhất là 1 triệu tệ (khoảng 120.000USD) tiền bản quyền.

Hiện tại, các nhà văn đương đại Trung Quốc có thể dễ dàng nhận trên 10% tiền bản quyền tính theo giá bìa mỗi cuốn sách được bán ra trên thị trường.

Thật sự, trên văn đàn Trung Quốc đã xuất hiện một lớp những nhà văn triệu phú, và con số này liên tục tăng cùng với một thị trường văn hoá phẩm đang mở rộng với một tốc độ chóng mặt.

"Văn sĩ Trung Quốc bây giờ liên hệ chặt chẽ với thị trường bằng cách này hay cách khác", Liu Heng - tác giả một cuốn tiểu thuyết mô tả cuộc đời thường nhật của một công dân Bắc Kinh, một best-seller làm rúng động độc giả - nói.

Còn tiểu thuyết gia có sách bán rất chạy Bi Shuming thì nhận xét: "Giống như nông dân, nhà văn cũng cảm thấy vui sướng nếu công việc của họ được biết tới và có lợi nhuận".

Cả hai nhà văn kể trên đều có tiểu thuyết được chuyển thể thành những phim truyền hình rất ăn khách, và nhờ tivi mà lượng sách phát hành của họ lại càng tăng nữa.

Rõ ràng là đối với nhà văn Trung Hoa hiện nay, con đường dẫn đến tiền tài và danh vọng đã gắn liền với điện ảnh và truyền hình.

Trước đây, người Trung Hoa cũ thường giữ nếp nghĩ là sự nghèo khổ chính là một đức hạnh của văn sĩ và trí thức. Sử sách đã viết nhiều về những thiên tài văn nghệ Trung Quốc sống một đời trong cơ cực, song sử sách bây giờ cũng không ngăn được vô số nhà văn đương đại tìm kiếm một cuộc sống giàu có, danh giá.

Chướng ngại của văn sĩ TQ bây giờ chính là nạn ăn cắp bản quyền bắt đầu từ những năm 80 và hiện vẫn tồn tại. Nạn này còn phát triển mạnh trên Internet, làm giảm nghiêm trọng thu nhập của nhiều nhà văn.

Tuy vậy, từ tháng 11.2001, TQ đã thông qua Luật Bảo vệ bản quyền và nâng cấp nó cho hợp chuẩn với luật quốc tế trong khuôn khổ của WTO. Luật này bảo vệ bản quyền của tất cả các sản phẩm ngoại quốc cũng như tại đại lục và được coi là chìa khoá cho một thị trường ổn định và bền vững ở TQ.

Chen Lili - biên tập viên cao cấp tại NXB Nhân dân Thượng Hải - nói: "Một khi có được một thị trường chuẩn, ổn định, văn học TQ sẽ có thêm nhiều tác phẩm xuất sắc và nhiều nhà văn tài giỏi".

Theo Netcodo, Tân Hoa Xã, People's Daily
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên