30/09/2003 01:00 GMT+7

"Sách trời" liệu có về trời?

<BR>Theo Lao Động

Theo Lao Động

Bãi đá cổ Mường Hoa ở Sa Pa với 159 tảng đá có những hình khắc bí ẩn từ lâu được người dân gọi là "Sách trời". Di sản quý này hiện vẫn chưa hề được các ngành quản lý nhà nước về văn hoá từ trung ương đến tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa có biện pháp bảo vệ...

Sd4EMb6V.jpgPhóng to
Du khách tự do trèo lên, khiến lớp chạm khắc dần bị bào mòn
Bãi đá cổ Mường Hoa ở Sa Pa với 159 tảng đá có những hình khắc bí ẩn từ lâu được người dân gọi là "Sách trời". Di sản quý này hiện vẫn chưa hề được các ngành quản lý nhà nước về văn hoá từ trung ương đến tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa có biện pháp bảo vệ...

Năm 1925, một nhà khoa học Pháp gốc Nga tên là Victor Goloubew đã tình cờ phát hiện những tảng đá khắc hình kỳ dị tại thung lũng Mường Hoa thuộc huyện Sa Pa (Lào Cai). Sau này người ta tìm được tất cả 159 tảng đá hoa cương có hình khắc nằm rải rác trên một diện tích khoảng 8 km2 thuộc địa phận các xã Lao Chải, Bản Pho, Hầu Thào. Những hình thù bí ẩn trên bãi đá khắc Sa Pa đã từng được nhiều nhà khoa học VN và quốc tế nghiên cứu... Người ta thấy hệ thống những đoạn thẳng dài ngắn, song song hoặc bắt chéo nhau, những đường cong uốn lượn hoặc hình tròn có các vạch khấc. Sơ bộ bước đầu người ta nhận ra đó là những bức tranh hoặc những bản lược đồ khu vực. Trên những "bức tranh" ấy ta có thể thấy sông suối, ruộng bậc thang, mặt trời, núi non, bản làng và con người...Có một điều đáng lo ngại là trong khi còn chưa được nghiên cứu đầy đủ thì bãi đá khắc bí ẩn ở Sa Pa đang bị xâm hại bởi thời gian và những người thiếu ý thức bảo vệ. Trên một số tảng đá quá trình phong hoá bóc vỏ đã phá huỷ một phần lớp chạm khắc bên ngoài.

Quá trình này hiện vẫn đang tiếp diễn, làm lu mờ và tới một lúc nào đó những bức tranh đá bí ẩn có một không hai này sẽ biến mất. Tất nhiên không thể ngăn chặn được quá trình phong hoá của tự nhiên, nhưng cũng cần phải có những biện pháp hữu hiệu để có thể ghi lại, chụp lại, vẽ lại, khắc hoạ lại các bức tranh đá này để hậu thế tiếp tục nghiên cứu. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là những tổn hại do chính con người gây ra. Những trẻ trăn trâu chân tay đầy bùn đất lấm lem có thể đùa nghịch mặc sức trên những phiến đá có hình khắc. Đến lượt du khách, họ có thể mặc sức trèo lên trên bề mặt những phiến đá đang bị quá trình phong hoá làm cho mờ nhạt dần. Có những tảng đá lớn dài tới 15m, cao khoảng 5-6 m bị trèo lên theo một số tuyến nhất định, khiến cho những vết khắc tại đó biến mất hoàn toàn.

Tệ hại hơn, có những kẻ còn tìm cách "lưu danh" bằng khắc trên mặt đá những dòng tên vô tích sự của mình, hoặc khắc những đường nét mới đè lên dấu vết cổ. Đó không còn là những hành động vô ý thức, mà là biểu hiện thiếu văn hoá.


Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên