17/09/2003 09:44 GMT+7

Con đường đã được làm như thế nào?

T.Q.NAM
T.Q.NAM

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), nhu cầu vốn cho quản lý và bảo trì đường bộ hiện nay là rất lớn, từ năm 2005 là gần 3.000 tỉ, song ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng 30-40%. Để đáp ứng nhu cầu vốn này Bộ GTVT đề nghị lập một quĩ gọi là Quĩ bảo trì đường bộ, với dự kiến nguồn thu từ tám loại phí.

JntllvBo.jpgPhóng to
Đường Cộng hòa quận Tân Bình trong thời gian thi công
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), nhu cầu vốn cho quản lý và bảo trì đường bộ hiện nay là rất lớn, từ năm 2005 là gần 3.000 tỉ, song ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng 30-40%. Để đáp ứng nhu cầu vốn này Bộ GTVT đề nghị lập một quĩ gọi là Quĩ bảo trì đường bộ, với dự kiến nguồn thu từ tám loại phí.

Khi trả lời báo chí, ông thứ trưởng Bộ GTVT có đưa ra các lập luận cho thấy việc này có tính toán kỹ và bộ cũng có tinh thần cầu thị khi đưa ra dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Trên tinh thần đó xin ghi ra vài suy nghĩ sau:

Mỗi khi đưa ra một loại thu hay biểu giá mới thì biểu phí, giá này đều được cho là thấp hơn các nước trong khu vực, song thực tế sau đó được chứng minh ngược lại, tức vẫn còn cao hơn, mà các dịch vụ viễn thông là ví dụ mới nhất. Vậy biểu phí dự kiến này thực tế thấp hơn các nước khác là bao nhiêu?

Nhưng việc so sánh này rất khập khiễng bởi cơ sở để tính khác nhau tất cho ra kết quả khác nhau - qui đổi ngang giá, thu nhập bình quân đầu người hay sức mua thực tế của đồng tiền? Điều này là quan trọng bởi trình độ phát triển, thu nhập thực tế của VN khác với các nước khác. Từ đó sẽ tính đúng hay sai sức chịu đựng của nền kinh tế và đời sống người dân.

Đất nước còn nghèo, ngân sách thiếu thốn là điều dễ hiểu, song sử dụng không hiệu quả đồng vốn có được là chuyện khác. Bộ GTVT có tính được tỉ lệ thất thoát và lãng phí trong làm mới và duy tu - bảo dưỡng cầu đường chưa?

Nếu trong xây dựng người ta đưa ra tỉ lệ thất thoát (trong đó có tham nhũng) là 30%, vậy trong ngành cầu đường là bao nhiêu? Đường làm không đảm bảo yêu cầu nên phải làm lại hay sớm sửa chữa, đường làm hôm nay thì mai đào lên... gây lãng phí là bao nhiêu? Rồi đường xấu gây hỏng hóc xe nhanh hơn, tốn nhiều nhiên liệu hơn là những lãng phí vô hình khó thống kê.

Những điều bất hợp lý kể trên không xa lạ với bất kỳ một ai, cứ hằng ngày tham gia giao thông đều thấy dù đi xe gắn máy hay xe hơi. Chúng tôi nghĩ rằng Bộ GTVT trước khi tổ chức hội thảo và tính toán hàng loạt phí nói trên, cần quan tâm đến chuyện lớn hơn và đang gây bức xúc nhiều trong dân chúng. Đó là việc chống thất thoát, lãng phí trong việc xây dựng đường sá, cầu cống. Như thế mới hợp lòng dân hơn. Vì trước khi nói chuyện bảo dưỡng một con đường, hãy cho biết con đường đó đã được làm như thế nào. Thật khó nói chuyện phí khi đang lãng phí!

T.Q.NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên