04/09/2003 09:15 GMT+7

Làm gì với hệ thống biệt thự cổ ở Đà Lạt ?

NGUYỄN HÀNG TÌNH thực hiện
NGUYỄN HÀNG TÌNH thực hiện

TT (Lâm Đồng) - Với trên 1.500 biệt thự thời Pháp còn hiện hữu, có thể nói Đà Lạt, Lâm Đồng là một địa phương đang sở hữu một quĩ kiến trúc đô thị (và tài sản) dồi dào hiếm thấy. Thế nhưng gần 30 năm giải phóng, quĩ biệt thự quí báu ấy vẫn lặng câm, gần như đứng ngoài cuộc sự phát triển để ngày càng tàn tạ. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã nói gì về quĩ kiến trúc to lớn đó?

YtgdcUVV.jpgPhóng to

Một ngôi biệt thự trên đường Trần Hưng Đạo

TT (Lâm Đồng) - Với trên 1.500 biệt thự thời Pháp còn hiện hữu, có thể nói Đà Lạt, Lâm Đồng là một địa phương đang sở hữu một quĩ kiến trúc đô thị (và tài sản) dồi dào hiếm thấy. Thế nhưng gần 30 năm giải phóng, quĩ biệt thự quí báu ấy vẫn lặng câm, gần như đứng ngoài cuộc sự phát triển để ngày càng tàn tạ. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã nói gì về quĩ kiến trúc to lớn đó?

Chúng tôi đã phỏng vấn phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến. Ông mở đầu câu chuyện:

- Đúng là địa phương đang sở hữu một hệ thống biệt thự lớn có giá trị bởi sự phong phú, đa dạng của kiểu dáng kiến trúc, khi nó như sự tụ hội phong cách kiến trúc từ nhiều miền nước Pháp vào những năm cuối thế kỷ 19 (theo các nhà nghiên cứu), mà có người đã ví như một “bảo tàng kiến trúc Pháp”.

Hiện chúng tôi đã lập dự án bảo tồn cho hai khu bảo tồn kiến trúc (Lê Lai và Trần Hưng Đạo, khoảng 40 biệt thự - PV). Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói thì làm một việc theo kiểu tổng đánh giá giá trị của Quĩ kiến trúc đô thị ở Đà Lạt thì chưa, bởi để thực hiện trước hết cần phải có những hội thảo khoa học về đô thị Đà Lạt, trong khi bước đi này đến nay vẫn chưa triển khai được.

* Nhưng quĩ biệt thự ở Đà Lạt không chỉ có ở khu Lê Lai hay khu Trần Hưng Đạo mà khắp nơi, phải đếm bằng số trăm, số ngàn?

- Tất cả phải phụ thuộc qui hoạch chi tiết. Khi triển khai qui hoạch chi tiết, các nhà qui hoạch sẽ tính đến quĩ biệt thự Pháp để lại (cái nào cần giữ lại, bảo tồn, cái nào chứa giá trị văn hóa, lịch sử...), bên cạnh những định hướng phát triển đô thị mới.

Hệ thống biệt thự ở Đà Lạt hiện tại bao gồm sở hữu nhà nước và của dân, nhưng với của dân thì xem ra khó can thiệp trong việc gìn giữ, bảo tồn...

Đối với quĩ biệt thự thuộc Nhà nước chúng tôi định hướng: khôi phục, trùng tu, giữ nguyên trạng, không cho phép làm thay đổi hình dạng ngôi nhà.

* Vậy hiện tại địa phương đã triển khai qui hoạch chi tiết đến đâu, khi mà được biết qui hoạch phát triển TP Đà Lạt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 10-1994 (rồi phê duyệt qui hoạch điều chỉnh là năm 2002), nghĩa là đã trải qua gần 10 năm cho một việc: qui hoạch chi tiết?

- Hiện đang triển khai gần xong cho khu trung tâm thành phố.

* Thay vì bỏ hoang sao chính quyền không đưa ra rao bán, đấu thầu rộng rãi những biệt thự để những nhà đầu tư, cá nhân có năng lực có cơ hội đổ tiền vào giữ gìn, khai thác?

- Mỗi lần đi ngang nhìn những khu biệt thự ấy chúng tôi thấy còn mắc nợ với nhân dân. Nhưng đó là hệ quả của quá khứ: công tác quản lý chưa tốt, ý thức bảo tồn chưa đặt ra, giao biệt thự cho công ty du lịch địa phương (quản lý và khai thác) nhưng họ không làm được...

Đối với khu Lê Lai (trên 20 biệt thự) hiện chúng tôi đã có phương án cho một đơn vị làm du lịch ở Nha Trang thuê lâu dài để trùng tu và khai thác du lịch trong thời gian tới.

Còn khu Trần Hưng Đạo (16 biệt thự) do giao Công ty Du lịch Lâm Đồng đưa vào làm tài sản góp vốn trong liên doanh DRI (với Tập đoàn Da Nao, Hong Kong) kể từ năm 1992, nhưng sau đó liên doanh này “thả trôi” luôn cho tới hôm nay do gặp khó khăn về tài chính...

* Như vậy chúng ta chấp nhận kéo dài mãi sự tàn tạ, rệu rã của những biệt thự ở Trần Hưng Đạo, cho đến khi phía đối tác của Công ty Du lịch Lâm Đồng (Tập đoàn Đa Nao) “có tiền”?

- Sự đã rồi nên giờ ta phải từng bước gỡ trên tinh thần thiện chí và hợp tác, bởi đã đưa vào làm ăn với người ta là phải theo luật pháp chứ đâu phải muốn lấy lại là có ngay được. Sự vụ của cả liên doanh (DRI) này chúng tôi đã báo cáo lên các bộ ngành trung ương để tìm hướng xử lý.

Tuy nhiên hiện tỉnh cũng đang chỉ đạo Công ty Du lịch Lâm Đồng nhanh chóng đàm phán với phía đối tác để tìm phương án cho khu biệt thự này. Ngay sau đó công ty này phải báo cáo với UBND tỉnh, kèm theo đề xuất hướng giải quyết.

Nếu công ty này vẫn “ bí”, liên doanh DRI tiếp tục dây dưa, lúc đó UBND tỉnh sẽ... “tính tiếp” trên tinh thần: không thể để biệt thự ở đây trong tình trạng hoang tàn mãi, lãng phí kéo dài.

* Ông có thể cho nhân dân biết mốc thời gian cụ thể?

- Chúng tôi đang làm và sẽ gấp rút hơn, cố gắng càng nhanh càng tốt chứ mốc thời gian cụ thể thì làm sao định trước được!

NGUYỄN HÀNG TÌNH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên