16/09/2003 17:00 GMT+7

Tháng 11, có đưa hết trẻ lang thang hồi gia?

LAN ANH<BR>
LAN ANH

TT(Hà Nội) - Theo kế hoạch đã được Ủy ban Dân số - gia đình & trẻ em công bố, từ 30-9 Hà Nội và TP.HCM sẽ tổ chức tập trung, phân loại và bàn giao các em về gia đình hoặc các trung tâm bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, tại hội nghị triển khai chương trình được Chính phủ tổ chức ngày 15-9 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về cách thức thực hiện và tính bền vững của chương trình.

5cao1tsT.jpgPhóng to
Trẻ bán báo trên đường phố
TT(Hà Nội) - Theo kế hoạch đã được Ủy ban Dân số - gia đình & trẻ em công bố, từ 30-9 Hà Nội và TP.HCM sẽ tổ chức tập trung, phân loại và bàn giao các em về gia đình hoặc các trung tâm bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, tại hội nghị triển khai chương trình được Chính phủ tổ chức ngày 15-9 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về cách thức thực hiện và tính bền vững của chương trình.

Chưa làm đã thấy… khó

Theo khảo sát mới nhất của Ủy ban Dân số - gia đình & trẻ em, Hà Nội và TP.HCM hiện là hai thành phố có số trẻ em đến lang thang kiếm sống lớn nhất cả nước, trong đó TP.HCM có 8.500 em và một nửa các em đi cùng gia đình.

Lý do vào thành phố kiếm sống chủ yếu là do gia đình nghèo. Tại thành phố, các em chủ yếu đi bán báo, đánh giày, đi làm công tại một số cơ sở sản xuất, ăn xin hoặc bới rác kiếm sống, đa số các em kiếm được từ 15.000 - 20.000 đồng/ngày.

Trước tình trạng trẻ em phải vào đời, lao động sớm và đối mặt với hàng loạt thách thức trên đường phố, đã có nhiều chương trình đưa trẻ lang thang hồi gia được thực hiện từ 1999 đến nay nhưng kết quả đều rất hạn chế. Chính bởi vậy, tại hội nghị này, chủ nhiệm Ủy ban Dân số - gia đình & trẻ em TP.HCM Lương Thị Thuận đã đánh giá: cái khó nhất của chương trình chính là thiếu cơ sở pháp lý và các qui định rõ ràng thế nào là trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm và cách xử lý.

Bà Thuận dẫn chứng cách đây một vài năm, khi TP.HCM xử lý vấn đề trẻ lang thang bới rác kiếm sống ở bãi rác Đông Thạnh, nhiều văn bản đã được gửi đến xin ý kiến công an, viện kiểm sát… xem làm như vậy là có phạm luật. Kết quả là nhiều nơi cũng không đồng ý với chương trình vì cho rằng bới rác cũng là một nghề kiếm sống chân chính.

Tại hội nghị, một dự kiến ngân sách cho kế hoạch đưa trẻ lang thang hồi gia đã được công bố. Theo đó, tổng kinh phí dự kiến cho chương trình lên tới trên 4,3 tỉ đồng, sẽ được dành để đưa các em về gia đình, hỗ trợ ổn định cuộc sống trước mắt, giải quyết tái lang thang trong ba tháng sau đó và truyền thông tư vấn tại cộng đồng…

yHjG4RhJ.jpgPhóng to
Em gái bán vé số này đã bật khóc vì bán chưa hết mà giờ xổ số đã gần kề. Các anh lái xe đậu trên đường Nguyễn Huệ mua giúp ủng hộ em vài tờ
Hồi gia trẻ ăn xin, đeo bám khách du lịch, bới rác kiếm sống

Ngay trước khi chương trình này bắt đầu, đã có rất nhiều ý kiến bàn cãi xung quanh việc có nên đưa tất cả các em đang lang thang kiếm sống bằng cách bán báo, bán vé số, đánh giày… về gia đình. Bởi với các em nhỏ nghèo này, lên thành phố kiếm sống không phải chỉ để nuôi các em mà còn hỗ trợ gia đình, bố mẹ.

Là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo trợ cho trẻ em, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - gia đình & trẻ em Lê Thị Thu đã tỏ ra hết sức bức xúc trước thực trạng trẻ em phải vào đời sớm, bị bóc lột sức lao động, thậm chí có em bị bẻ gãy tay để bắt đi ăn xin. “Đưa trẻ lang thang tại Hà Nội và TP.HCM về với gia đình và hòa nhập cộng đồng là yêu cầu bức xúc, để các em được hòa nhập gia đình, cộng đồng và các trung tâm bảo trợ xã hội, để các em được chăm sóc và có cơ hội phát triển”- bà Thu nhấn mạnh.

Theo bà, trong thời gian từ nay đến tháng mười một, ưu tiên số 1 của các cơ quan thực hiện là hồi hương 100% các em lang thang xin ăn, bới rác kiếm sống hoặc bị lạm dụng sức lao động. Ngoài ra, 70% các em bán vé số, đánh giày… cũng sẽ được hỗ trợ hồi gia, nhằm có cơ hội được tiếp tục học hành ngay tại quê hương.

Trước mốc thời gian được đưa ra như trên, đại diện TP.HCM, bà Lương Thị Thuận, cho rằng việc đưa trẻ lang thang bán vé số, đánh giày… chỉ có thể hoàn thành vào năm 2004. Trong giai đoạn quá độ này, bà Thuận đề xuất nên hạn chế về giờ giấc làm việc của các em. Cụ thể nên hạn chế các em đi bán báo, đánh giày… trong thời gian từ 18g tối đến 6g sáng hằng ngày.

Thời gian này sẽ dành để các em hồi phục sức khỏe và tham gia các lớp học tình thương, lớp xóa mù, trong khi vẫn có thể kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ. Cũng theo bà Lương Thị Thuận, quan trọng nhất là xóa đói giảm nghèo (tạo công ăn việc làm, cấp đất cho gia đình và cấp học bổng cho các em).

Như đợt đưa trẻ bới rác ở bãi rác Đông Thạnh hồi gia, các địa phương đã cấp đất làm nhà, gia đình nào đi lang thang trở lại sẽ bị thu hồi đất. Em nào bỏ học sẽ bị cúp học bổng. Và kết quả của chương trình này là 90% các em đã hồi gia ổn định. Bên cạnh đó, tiền lệ thành công trong vấn đề giải quyết trẻ lang thang kiếm sống đã có ở thành phố Đà Nẵng (thưởng cho người cung cấp thông tin về trẻ em xin ăn, trong thời gian ngắn đã giải quyết được vấn đề).

LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên