21/02/2023 16:11 GMT+7

Trung Quốc mở cửa giúp xuất khẩu gạo thuận lợi hơn

Ngoài ra, sự quay trở lại của các thị trường truyền thống như: Indonesia, Bangladesh…; Trung Quốc mở cửa thị trường; chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Trung Quốc mở cửa giúp xuất khẩu gạo thuận lợi hơn - Ảnh 1.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi chỉ đạt 11% - Ảnh: T.TRINH

Trong cuộc họp đánh giá kết quả xuất khẩu 2022, và dự báo xuất khẩu gạo năm 2023 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 21-2 tại TP.HCM, cho thấy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi còn gặp khó khăn nhưng cũng có nhiều thuận lợi.

Theo đó, năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi là 2,43 triệu tấn, trong khi thị trường này tiêu thụ đến 42 triệu tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cuối năm trước các nước đã nhập gạo dự trữ; thị trường châu Phi còn gặp khó khăn do nhu cầu gạo giá rẻ, năng lực thanh toán có hạn.

Có cái nhìn tổng quan về thị trường xuất khẩu gạo, ông Nguyễn Phúc Nam, phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương - đã thông tin về các thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam. Ông cho rằng trong xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Á chiếm tới 70%, châu Phi chỉ 11%.

Đối lập với châu Phi, ông Nam dẫn thêm sự khởi sắc ở thị trường Philippines, tiêu thụ 15 triệu tấn gạo, sản xuất trong nước đạt khoảng 12,5 triệu tấn, dự trữ 1 triệu tấn. Hiện gạo Việt chiếm hơn 80% thị trường Philippines, do giá bán phù hợp, cạnh tranh.

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng thị trường xuất khẩu gạo ra ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đã đa dạng nguồn cung sang Pakistan, Ấn Độ và Campuchia. 

Trước đây Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2-3 triệu tấn, song giờ đã giảm do thị trường này đa dạng nguồn cung.

Nhìn lạc quan, ông Nam dự báo việc xuất khẩu gạo Việt Nam sang các thị trường này vẫn tiếp tục thuận lợi. 

"Trong ngắn hạn giá gạo vẫn tốt do bất ổn chính trị, bất lợi về thời tiết khiến Ấn Độ, Trung Quốc giảm sản lượng; Trung Quốc mở cửa, giúp xuất khẩu gạo thuận lợi hơn; rồi việc sử dụng cám gạo thay thế cho ngô trong thức ăn chăn nuôi, Việt Nam có thể đẩy mạnh", ông Nam dự báo.

Đề xuất giải pháp để xuất khẩu gạo Việt Nam có mặt đều và mạnh ở nhiều thị trường, nhất là châu Phi, ông Nam cho rằng: "Trước hết cần nhận thức đúng về nhu cầu thị trường. Đa dạng gạo sản xuất, tăng sản xuất gạo chất lượng cao

Tổ chức Ngày lúa gạo Việt Nam tại các thị trường. Rồi địa phương, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu các loại gạo mới. Thái Lan đã có gạo dành riêng cho người tiểu đường. Hay mời các thị trường tham gia Festival lúa gạo Việt Nam cũng là giải pháp hay".

Sẽ có khoảng 6,5-7 triệu tấn gạo Việt Nam xuất khẩu năm 2023

Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2023 dự báo khoảng 6,5 - 7 triệu tấn gạo. Trong đó, cân đối lượng gạo hàng hóa dự kiến cần xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 4,124 triệu tấn.

Cơ sở của dự báo này, theo Bộ Công Thương, vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán tại các nước Mỹ, châu Âu; Trung Quốc đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt; Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủng loại gạo trắng.

Ngoài ra sự quay trở lại của các thị trường truyền thống như: Indonesia, Bangladesh…; Trung Quốc mở cửa thị trường; chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Gạo thơm vượt 1.000 USD/tấn, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kỷ lục 7 triệu tấnGạo thơm vượt 1.000 USD/tấn, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kỷ lục 7 triệu tấn

Dù thị trường thế giới có nhiều biến động, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến năm 2022, gạo Việt Nam xuất khẩu đạt 7 triệu tấn, trị giá gần 4 tỉ USD. Đây là kim ngạch cao nhất sau 15 năm, tiếp tục là hàng nông sản xuất khẩu tỉ đô.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên