27/01/2004 16:43 GMT+7

Hóa thạch động vật sống trên đất liền cổ nhất

Theo BBC
Theo BBC

Một hóa thạch tìm thấy gần Stonehaven, đông Scotland, đã được xác định là dấu tích còn lại của sinh vật cổ nhất từng sống trên mặt đất. Các nhà khoa học phỏng đoán đó là một động vật nhiều chân dài 1 cm, vùi sâu trong một tấm đá bùn, sống cách đây 428 triệu năm.

vu5b4l92.jpgPhóng to
Một hóa thạch tìm thấy gần Stonehaven, đông Scotland, đã được xác định là dấu tích còn lại của sinh vật cổ nhất từng sống trên mặt đất. Các nhà khoa học phỏng đoán đó là một động vật nhiều chân dài 1 cm, vùi sâu trong một tấm đá bùn, sống cách đây 428 triệu năm.

Các chuyên gia tại Bảo tàng quốc gia Scotland và Đại học Yale (Mỹ) đã nghiên cứu mẫu vật này trong nhiều tháng. Họ cho biết nó là bằng chứng sớm nhất về một sinh vật sống trên đất liền khô ráo, chứ không phải dưới biển.

Hóa thạch được xem là lâu đời hơn 20 triệu năm so với động vật trên cạn cổ nhất từng biết đến trước kia - một sinh vật giống nhện kỳ lạ ở Aberdeenshire.

Động vật nhiều chân có các lỗ thở ở hai bên thân, là sinh vật sớm nhất thở bằng không khí từng được khám phá.

Khu vực gần Stonehaven nổi tiếng với việc tìm thấy các dấu tích hóa thạch vòng của động vật chân đốt - động vật với cơ thể phân đốt và các chi có khớp.

Mike Newman, một người tìm kiếm hóa thạch nghiệp dư, đã tìm thấy hóa thạch trên bãi bồi của cảng Cowie. Và để ghi nhận công lao của ông trong phát hiện ý nghĩa này, giới khoa học đã đặt tên loài sinh vật mới là Pneumodesmus newmani, theo tên ông.

Theo BBC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên