26/06/2004 07:12 GMT+7

Nghĩ về mâm cơm tại nhà

U.LY - HOÀNG LÊ thực hiện
U.LY - HOÀNG LÊ thực hiện

TT - Để thực hiện cho chuyên đề này, Tuổi Trẻ đã thăm dò ý kiến nhiều người và thu nhận nhiều điều thú vị từ mâm cơm gia đình...

iK7bPThV.jpgPhóng to
Ca sĩ NSƯT Minh Tâm trong buổi cơm gia đình tối 24-6 - Ảnh: T.T.D.
TT - Để thực hiện cho chuyên đề này, Tuổi Trẻ đã thăm dò ý kiến nhiều người và thu nhận nhiều điều thú vị từ mâm cơm gia đình...

* Tùy nghi... đa dạng

Trong số hơn một chục gia đình Hà Nội, đều là công chức, được hỏi, chỉ có một gia đình vẫn giữ được nếp cũ. Chị vợ tên N.A. cho biết chồng chị là luật sư công tác tại một công ty luật nổi tiếng, tuổi ngoài 40, từng đi du học tại Úc, nhưng vẫn luôn muốn khi đi làm về đến nhà đã thấy vợ xuống đón ở cửa, pha cho chồng một cốc nước, sau đó vào bếp chuẩn bị bữa cơm chiều ngon lành cho cả nhà.

Công việc giảng viên đại học luôn bận rộn cộng với thời gian dạy thêm khiến chị khá vất vả, nhưng để chiều lòng chồng và làm gương cho các con, chị vẫn nỗ lực và đôi khi trở nên mệt mỏi trong vai trò người nội trợ đảm đang, khéo léo suốt 10 năm kết hôn.

Trong khi đó, gia đình kiểu cổ điển “tam đại đồng đường” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng (nghệ sĩ Quang Phùng sống cùng con trai, con gái và hai cháu nội) lại ứng xử rất “công nghiệp” với bữa ăn: sáng ăn quà, trưa ăn tùy ý, tối đến ai về muộn phải ăn sau, mỗi người xúc một bát vừa ăn vừa xem tivi hoặc tranh thủ đọc sách báo.

Một gia đình khác gồm hai thế hệ cùng làm báo, có một “luật” riêng để duy trì sự giao lưu tình cảm giữa các thành viên: đó là sự có mặt đầy đủ của người trong nhà vào bữa cơm trưa thứ bảy hằng tuần, những ngày khác có thể vắng mặt hoặc về nhà muộn.

* Cách để bảo vệ hạnh phúc gia đình

Buổi sáng, dắt xe ra khỏi nhà là phải đối diện với cuộc sống đầy phức tạp khó khăn và tôi chỉ tìm được sự bình an, thoải mái nhất khi trở về cùng bữa ăn gia đình. Ông xã làm việc theo ca nên không phải lúc nào tôi cũng thực hiện được điều đó thường xuyên. Nhưng bữa ăn cuối tuần thứ bảy, chủ nhật là phải duy trì.

Ăn cơm gia đình không chỉ là cách để bồi bổ sức khỏe cho cơ thể mà còn là cách để bảo vệ hạnh phúc gia đình, để người chồng đi công tác xa nhớ đến gia đình, vợ con.

Chị Phạm Thị Thúy (sống cùng chồng và mẹ chồng ở Q.Tân Bình, TP.HCM)

* Dịp để cả nhà gần gũi nhau

Chuyện ăn uống của tôi rất thoải mái bởi tôi có người vợ rất thích nấu nướng phục vụ gia đình. Vì bà xã làm nghề bảo hiểm nên có thời gian linh động trong việc bếp núc. Hầu hết gia đình tôi đều quây quần bên bữa cơm trưa. Buổi chiều chỉ khi nào có việc hay tiếp xúc bạn bè tôi mới không ăn cơm nhà.

Bữa cơm gia đình là dịp cả nhà gần gũi nhau, thắt chặt thêm mối quan hệ. Đặc biệt tôi có điều kiện quan sát, gần gũi hơn với con cái. Chúng đưa ra những thắc mắc bất ổn trong sinh hoạt cuộc sống, còn tôi thì lắng nghe ý kiến, trao đổi và giúp đỡ chúng. Những lúc biểu diễn xa nhà nhiều ngày, tôi luôn nhớ và thèm ăn bữa cơm gia đình.

Nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm

U.LY - HOÀNG LÊ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên