17/12/2003 18:57 GMT+7

Chơi mà chơi chia phe...

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Một cô bé lớp 11 trường PTTH V.Đ trong bữa tiệc sinh nhật được bố mẹ tổ chức tại một khách sạn loại sang đã chỉ điểm mặt được 10 người bạn "xứng đáng" nhất , là học sinh của vài trường khác nhau trong danh sách khách mời. Cô giải thích lý do không "kết nạp" một bạn học vào nhóm của mình rằng "nó còn đang đi xe đạp"...

zMQHGbHU.jpgPhóng to
Những họat động tập thể thường chẳng có mặt các học sinh "quý tộc" - Ảnh: T.T.D
Một cô bé lớp 11 trường PTTH V.Đ trong bữa tiệc sinh nhật được bố mẹ tổ chức tại một khách sạn loại sang đã chỉ điểm mặt được 10 người bạn "xứng đáng" nhất , là học sinh của vài trường khác nhau trong danh sách khách mời. Cô giải thích lý do không "kết nạp" một bạn học vào nhóm của mình rằng "nó còn đang đi xe đạp"...

Con nhà giàu và con nhà quan chức...

Dù ở các trường bậc THPT hiện nay, tuyển sinh vào lớp 10 đều phải thông qua một kỳ thi hoặc xét tuyển trên cơ sở kết quả thi tốt nghiệp THCS, tuy nhiên cũng giống như "nước chảy chỗ trũng", các trường có tiếng vẫn là những địa chỉ hội tụ nhiều con em những người "có máu mặt". Hà Nội có khoảng 4-5 trường THPT có tiếng như Tr.P, V.Đ, Ng.Tr,... Trường nào cũng có những nhóm HS "con cán bộ", "con quan", "con nhà giàu" tụ tập thành những nhóm riêng. Nhiều nhóm chỉ lo quậy phá tưng bừng dưới sự bảo trợ của những chiếc ô do cha mẹ giương lên hay đơn giản hơn là sự bảo trợ bằng tiền.

Một tối thứ 7, tôi tình cờ gặp H, một cô chiêu đang học lớp 10 trường V.Đ tại quán Hồ Gươm Xanh. H đến rất sớm đặt chỗ và kêu người phục vụ mang menu tới. Giữa cái quán chật như nêm ngày cuối tuần, tiếng nhạc, tiếng người ồn ã như ong vỡ tổ, H bồn chồn ngồi một mình chừng hơn 30 phút với ly trà đá. Anh bạn đi cùng chúng tôi bắt chuyện: "Bé ơi, đang chờ bạn à? Sang đây ngồi cùng bọn anh cho đỡ buồn". Cô bé nhìn, rồi cũng chuyển qua chỗ chúng tôi. Cô giới thiệu tên và trở nên hoạt bát. Lúc này tôi mới thấy tóc H nhuộm vàng hoe, ăn mặc rất mode, chiếc dây chuyền mặt ngọc sáng trên ngực. H tỏ ra thân thiện bất ngờ, cô kể: "Hôm nay là buổi ra mắt đầu tiên của em với nhóm bạn".- Họ là ai mà em có vẻ quan trọng hoá đến vậy?- Đều là con của những người có chức sắc, từ cấp vụ của các ngành đến giám đốc doanh nghiệp. Bố em mới chỉ làm đến chức vụ phó thôi.- Tại sao cứ phải bố mẹ có quyền chức thì mới chơi được với nhau?- Ban đầu vì thích hợp lối sống, điều kiện kinh tế. Sau có thể là vì "uy tín" của bản thân...

Tôi phì cười vì cách lý giải của H. Nhưng quả thực có không ít cô chiêu, cậu ấm đã quan tâm đến việc "tạo hình tượng" của mình trong con mắt người khác. Không chỉ đơn giản là chuyện ăn mặc thế nào, đi xe gì mà thể hiện cả trong những mối kết giao với loại bạn nào.

Vì tò mò mà chúng tôi đã ngồi đợi cùng H. Đến 10h30 phút "những người bạn" của H mới đến. H reo: "Ở đây cơ mà, sao các bạn đến trễ thế?". Một cô bé mặc chiếc váy trắng loại "siêu mini" trang điểm hơi rực rỡ so với lứa tuổi 16-17 bĩu môi: "Giờ này mới là giờ của dân chơi sành điệu đấy". H chuyển sang bàn kế bên cùng nhóm bạn. Chỉ có H và 2 cô học cùng trường là HS lớp 10, 3 cậu con trai khác lớn tuổi hơn đang chuẩn bị thi tốt nghiệp cuối cấp. Sau màn làm quen, câu chuyện của nhóm chuyển sang đề tài xe ô tô. 3 cậu rôm rả bình luận về một cuộc đua ô tô và chuyện giá cả những chiếc xe hơi đời mới. H khoe chiếc điện thoại mới tậu, giống kiểu điện thoại của cả nhóm... Rồi câu chuyện cũng quay về chốn học đường. Một cô bảo: "Tớ chẳng cần học, vẫn sẽ tốt nghiệp thôi. Học xong lớp 12 bố tớ sẽ cho tớ sang Mỹ". Cô khác: "Tớ đã có sẵn chỗ trong công ty của bố rồi, việc nhàn hạ, còn tiền lương, tớ không cần".

Một cô bé 16 tuổi được cha mẹ cho tiền tiêu vặt hàng tháng vài ba triệu. Một cậu HS lớp 11 bất ngờ được bạn rủ đi chơi liên tỉnh liền vào ngay một shop gỡ bỏ đồ cũ trên người thay thế toàn đồ mới. Để "môn đăng hộ đối", một cô gái đã băn khoăn mãi không biết mua gì tặng bạn trai nhân sinh nhật bởi giá chiếc sơmi cậu ta mặc trên người mua đã 150 đô... Đó chỉ là vài chuyện cóp nhặt về những tay chơi ở tuổi học đường thời kinh tế thị trường. Nhưng những HS "con nhà giàu" chỉ tự hào về những chiếc xe đẹp, quần áo hàng xịn, lối sinh hoạt xa xỉ thì một bộ phận "con quan" lại chứng tỏ mình bằng những vụ xì-căng-đan, bằng những chuyến du học định trước, những địa vị sang trọng trong tương lai dưới sự bảo trợ chắc chắn..

Bọn "xe đạp ơi"

Cũng tại trường V.Đ, một lần vào trường để xin chụp mấy kiểu ảnh, loay hoay mãi chúng tôi không tìm được những gương mặt mang vẻ đẹp thuần khiết của lứa tuổi học đường ở một nhóm HS "tình nguyện". Khi tôi bày tỏ nguyện vọng, một cô bé lớp 12 mặc chiếc quần có đến 6 cái túi khoát tay: Muốn vậy các anh chị phải nhờ bọn "xe đạp ơi" trong phòng kia làm mẫu. Cả bọn cười ồ. Xe là phương tiện để đến trường, nhưng ở một bộ phận HS thành phố, xe là thước đo, là tiêu chuẩn để "chia sẻ tình bạn". Đang giữa giờ học mà chúng tôi vẫn thấy có một vài HS xin ra khỏi cổng trường, các cô gái hồn nhiên ôm eo các cậu thanh niên, trên những chiếc xe phân khối lớn và rồ ga vọt đi.

Chúng tôi được biết, tại một số trường, dư luận trong HS tỏ ra hoang mang khi có những bạn chỉ lo ăn chơi, học bữa đến bữa không nhưng vẫn được bỏ qua và vẫn có bảng điểm sạch sẽ, vẫn tốt nghiệp. Hậu quả của sự dung túng này có thể chỉ tương lai mới thấy rõ. Tuy nhiên, trên thực tế đã có những tấm gương tày liếp về chuyện trẻ con hư hỏng do cha mẹ giàu có, cha mẹ có quyền lực, địa vị trong xã hội mà lơ là việc giáo dục con. Vụ đua xe tại Tp.HCM gần đây với sự tham gia của những cậu thanh niên vừa rời ghế nhà trường, vụ cướp xe taxi có sự góp mặt của một nữ sinh THPT tại Hà Nội là điều khiến nhiều người giật mình. Nhưng đó chỉ là bề nổi.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên