27/09/2003 15:12 GMT+7

Giá thuốc cao trách nhiệm thuộc về ai?

LAN ANH
LAN ANH

TT(Hà Nội) - Nhiều bạn đọc đã gọi đến Tuổi Trẻ bày tỏ sự không đồng tình với cách trả lời của ông Thứ trưởng Bộ Y tế (BYT) Trần Chí Liêm khi nói đến vấn đề tăng giá thuốc: " vấn đề giá thuốc mới quá, xưa nay chưa làm", “BYT chỉ là cộng tác”. Để nói về nguyên nhân của sự độc quyền tăng giá thuốc, trong đó có trách nhiệm của BYT, Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến ông Nguyễn Doãn Linh - phó giám đốc Công ty Dược phẩm T.Ư 2

nktGkWTw.jpgPhóng to
Giá thuốc cao chỉ thiệt cho người tiêu dùng
TT(Hà Nội) - Nhiều bạn đọc đã gọi đến Tuổi Trẻ bày tỏ sự không đồng tình với cách trả lời của ông Thứ trưởng Bộ Y tế (BYT) Trần Chí Liêm khi nói đến vấn đề tăng giá thuốc: " vấn đề giá thuốc mới quá, xưa nay chưa làm", “BYT chỉ là cộng tác”. Để nói về nguyên nhân của sự độc quyền tăng giá thuốc, trong đó có trách nhiệm của BYT, Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến ông Nguyễn Doãn Linh - phó giám đốc Công ty Dược phẩm T.Ư 2

Nguyên nhân làm tăng giá thuốc từ lâu đã mang đậm yếu tố chủ quan. Trong đó, có thể nói rằng việc độc quyền phân phối thuốc tại VN của các công ty đa quốc gia đã được BYT bảo vệ bằng thông tư 06/(TT-Hà Nội)/BYT ngày 23-4-2001 và các qui định khác có từ trước.

Từ qui định này, ngay cả nhà sản xuất là chủ sở hữu thuốc đó cũng không được quyền cung cấp thuốc của mình nếu không có sự chấp thuận của doanh nghiệp đứng tên đăng ký thuốc đó với BYT, chứ chưa nói rằng một doanh nghiệp nước ngoài nào khác có thể bán được một sản phẩm có cùng công thức, hàm lượng cho VN, ngoại trừ doanh nghiệp nước ngoài đứng tên đăng ký.

Bộ Y tế tạo điều kiện loại bỏ các nguồn cung cấp khác vốn là đại diện, đại lý… hợp pháp do nhà sản xuất chỉ định tại một quốc gia, khu vực trên thế giới.

Điều này tạo ra hai hệ quả: hệ quả 1 là tạo ra dòng chảy duy nhất cho sản phẩm đổ vào VN; và hệ quả 2 là độc quyền sản phẩm.

Chúng ta không nên hợp pháp hóa sự độc quyền thông qua số đăng ký, vô tình bóp chết sự cạnh tranh hợp pháp.

Để cho dễ hiểu: nếu có một doanh nghiệp VN có khả năng mua được thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà sản xuất (vốn mới đích thực là chủ sở hữu sản phẩm), hay từ một nước thứ ba dù giá có rẻ mấy cũng không được nhập khẩu vì qui định này.

Tình hình thực tế qua các năm đã chứng minh sự phi cạnh tranh trong việc quản lý thuốc của BYT đem lại các bất lợi. Trong đó, việc độc quyền phân phối thuốc nâng giá ngay từ đầu hay từ từ nâng giá lên là hiển nhiên.

Các qui định như thế là một rào cản phi hải quan đầy hữu hiệu không cho thuốc mua hợp pháp tại các nguồn sản xuất hoặc cung cấp nào khác vào VN, mà bắt buộc chỉ qua một con đường duy nhất là công ty nào có số visa mới có quyền cung cấp. Các doanh nghiệp VN sẽ không có cơ hội nhỏ nhoi nào hoặc sẽ chẳng bao giờ tiếp cận được với các nhà sản xuất gốc hoặc nhà phân phối hợp pháp của nhà sản xuất.

Chức năng của doanh nghiệp VN bị triệt tiêu: không thể phát huy được quyền được tiếp cận, thương thảo, tìm nguồn hàng, mua bán thuốc một cách hợp lý với giá cả “thuận mua vừa bán”, trực tiếp cạnh tranh với nước ngoài mà là thụ động nhập hàng theo chỉ đạo của các công ty nước ngoài trong sân chơi độc quyền mà trong đó, BYT là người đưa ra luật chơi cho phép các công ty nước ngoài vừa hành một số thuốc độc quyền, trong đó có Augmentin của Hãng dược phẩm GSK với giá bán ra rẻ hơn 50%.

GSK phản ứng mạnh bằng cách khiếu nại với BYT, yêu cầu ngưng ngay việc nhập khẩu hợp pháp bằng cách viện dẫn chính các qui định ghi trong thông tư 06.2001. Quyết định của BYT, Cục Quản lý dược thật đáng buồn: cho ngưng nhập khẩu với lý do không rõ ràng, đồng thời chống chế loanh quanh, vòng vo.

Mặt khác, đáng lý phải qui trách nhiệm nhiều hơn bằng biện pháp chế tài cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc nhà sản xuất nước ngoài cố tình ngăn cản sự tự do kinh doanh có cạnh tranh, chúng ta lại qui trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp trong nước (điều 7 mục II của thông tư trên). Rõ ràng BYT đã ràng buộc chặt trách nhiệm chất lượng cho doanh nghiệp VN và gián tiếp xác định vai trò quản lý chất lượng của mình là đứng ngoài cuộc.

Nên chăng sửa lại điều 8, mục II của thông tư 06 nói trên là: doanh nghiệp VN được quyền nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc thành phẩm. Trong đó các thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành ở VN, các doanh nghiệp VN được phép nhập khẩu từ các cơ sở sản xuất hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại cấp phép xuất khẩu…

Thông tư là do cấp bộ soạn thảo để hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong nước và nước ngoài thực hiện, theo qui chế căn cứ trên các nghị định của Chính phủ và luật do Quốc hội ban hành. Chưa hề có nghị định hay bộ luật nào lại khống chế sự kinh doanh lành mạnh, bình đẳng của các doanh nghiệp VN.

LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Th\u1ee9 tr\u01b0\u1edfng B\u1ed9 Y t\u1ebf (BYT) Tr\u1ea7n Ch\u00ed Li\u00eam khi n\u00f3i \u0111\u1ebfn v\u1ea5n \u0111\u1ec1 t\u0103ng gi\u00e1 thu\u1ed1c: " v\u1ea5n \u0111\u1ec1 gi\u00e1 thu\u1ed1c m\u1edbi qu\u00e1, x\u01b0a nay ch\u01b0a l\u00e0m", \u201cBYT ch\u1ec9 l\u00e0 c\u1ed9ng t\u00e1c\u201d. \u0110\u1ec3 n\u00f3i v\u1ec1 nguy\u00ean nh\u00e2n c\u1ee7a s\u1ef1 \u0111\u1ed9c quy\u1ec1n t\u0103ng gi\u00e1 thu\u1ed1c, trong \u0111\u00f3 c\u00f3 tr\u00e1ch nhi\u1ec7m c\u1ee7a BYT, Ch\u00fang t\u00f4i xin gi\u1edbi thi\u1ec7u \u00fd ki\u1ebfn \u00f4ng Nguy\u1ec5n Do\u00e3n Linh - ph\u00f3 gi\u00e1m \u0111\u1ed1c C\u00f4ng ty D\u01b0\u1ee3c ph\u1ea9m T.\u01af 2" />