23/12/2003 00:00 GMT+7

Quan hệ Bush - Blair xấu đi từ khi Saddam bị bắt

ĐAN TÂM (Theo Iraqi Resistance net)
ĐAN TÂM (Theo Iraqi Resistance net)

TT - Theo Mirror, quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Bush và Thủ tướng Blair quanh việc tái thiết Iraq đã không còn tốt đẹp kể từ khi ông Saddam Hussein bị bắt.

6vs6BYnh.jpgPhóng to
Bush - Blair: gà đồng minh cũng tức nhau tiếng gáy?
TT - Theo Mirror, quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Bush và Thủ tướng Blair quanh việc tái thiết Iraq đã không còn tốt đẹp kể từ khi ông Saddam Hussein bị bắt.

Giới ngoại giao cho biết Tổng thống Bush đã nổi giận khi Thủ tướng Blair "giành" mất phần trở thành nhà lãnh đạo phương tây đầu tiên khẳng định thông tin ông Saddam bị bắt. Hành động của Thủ tướng Blair một phần bắt nguồn từ việc trước đó Washington không đồng ý để ông đi thăm binh lính Anh đóng tại Iraq nhân dịp lễ Giáng Sinh.

Giới cố vấn tổng thống tại Washington muốn ông Bush là lãnh đạo duy nhất đi thăm binh lính ở Baghdad nên đã buộc phủ thủ tướng Anh hoãn lại chuyến đi của ông Blair. Giới chức trách Mỹ đã từ chối không hợp tác bảo đảm an ninh cho chuyến đi Iraq, nếu có, của ông Blair -ông sẽ đi nghỉ lễ Giáng Sinh tại khu nghỉ mát Sharm al-Sheikh của Ai Cập.

Ngoài ra trong những lần điện thoại đến Washington gặp Tổng thống Bush, ông Blair đã bày tỏ quan ngại với ý định của Mỹ ngăn cản Đức, Pháp và một số châu Âu khác tham gia các hợp đồng tái thiết Iraq và việc lính Mỹ mạnh tay với dân thường Iraq.

Trong khi đó Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga có thể xóa 65% trong tổng số 8 tỷ USD mà Iraq đang nợ Nga. Đổi lại, theo Chủ tịch Hội đồng điều hành lâm thời Iraq Abdel-Aziz al-Hakim, Iraq sẽ "mở rộng cửa cho tất cả các công ty của Nga". Iraq cũng đã đề nghị Nga nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về các hợp đồng dầu mỏ đã ký trước đây. Theo ông Putin, các công ty Nga dự định đầu tư 4 tỷ USD vào các dự án tại Iraq.

Theo AFP, hàng ngàn người Kurd đã tập trung tại Kirkuk, cách Baghdad 300 km về phía bắc, để đòi việc bao gồm thành phố này vào vùng tự trị người Kurd trong tương lai. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất của người Kurd kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ ngày 9-4. Trong khi đó tại thành phố Mosul, một thẩm phán hàng đầu người Kurd đã bị bắn chết từ phía sau lưng.

Ông Jabbar Al Kubaysi, lãnh đạo Liên minh yêu nước Iraq, đang tìm cách thống nhất các phong trào kháng chiến Iraq thành một tổ chức chính trị lấy tên "Phong trào kháng chiến quốc gia và Mặt trận giải phóng Iraq".

Là một trong những nhân vật đối lập với chính phủ Iraq trước đây, ông Al Kubaysi nói "việc cựu Tổng thống Saddam Hussein bị bắt không hề ảnh hưởng đến phong trào kháng chiến mà ngược lại".

Ông Al Kubaysi cho biết phần lớn các thành viên đảng Baath sẽ tham gia kháng chiến và việc ông Saddam bị bắt chỉ là một thất vọng tạm thời. Từ khi chính quyền Iraq sụp đổ, các đảng viên đảng Baath đã tự quyết định hình thức đấu tranh và hành động mà không chờ đợi việc tổ chức lại ban lãnh đạo.

Theo ông Al Kubaysi, bên cạnh Liên minh yêu nước Iraq, tổ chức chính trị mới còn có các lực lượng dân tộc dân chủ như những người thuộc đảng Nasser của Omar Nadmi và Subhi Abdul Hamid, phong trào "Iraq là ngôi nhà của chúng ta" của Abdul Latif Al Mailmayah, phong trào "Tập hợp độc lập Iraq" của Khaled Al Maini, "Uỷ ban Hồi giáo" của Harieh Al Dari.

Ông Al Kubaysi cũng đang thương lượng với Đảng Cộng Sản Iraq do Ibrahim Al Lawi để đưa đảng này vào phong trào kháng chiến trên. Ông Al Kubaysi nói đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để tiến tới việc tuyên bố thành lập mặt trận kháng chiến trong "vài tuần tới". Các mục tiêu chủ yếu của "Phong trào kháng chiến quốc gia và Mặt trận giải phóng Iraq" là:

- Giải phóng Iraq khỏi sự chiếm đóng và đánh đuổi toàn bộ quân nước ngoài ra khỏi Iraq

- Bất kỳ chính quyền Iraq nào do quân chiếm đóng dựng lên, cụ thể là Hội đồng điều hành lâm thời, là bất hợp pháp và bị bác bỏ.

- Cấm hợp tác với quân chiếm đóng và các cảnh sát và những người khác phục vụ quân chiếm đóng phải chấm dứt ngay công việc.

- Mỹ và Anh phải bồi thường cho cuộc chiến tranh vừa qua

- Lực lượng kháng chiến sẽ xây dựng một chính phủ dân chủ Iraq

Về việc Mỹ muốn lập một toà án xét sử ông Saddam, ông Al Kubaysi nói đây chỉ là một vấn đề tuyên truyền vì tại Iraq không có một hệ thống lập pháp.

"Sự chiếm đóng là một hành động bất hợp pháp, tất cả các quyết định đều do toàn quyền Paul Bremer đưa ra. Trong tình hình như vậy làm sao có một toà án công bằng", ông nói. Ông Al Kubaysi cũng cho rằng việc Mỹ dùng thuốc gây mê để bắt ông Saddam là một sự vi phạm thộ bạo quyền cơ bản của con người.

Trong khi đó ông Hussein Majjali, Chủ tịch Hội luật gia Jordan, đã cho tờ Al Arab biết ông đang liên hệ với ban tổng thư ký Liên đoàn luật gia Arab và một số hội luật gia khác của các nước Arab để thành lập một uỷ ban bảo vệ ông Saddam vì ông là một Tổng thống hợp pháp của Iraq và sự chiếm đóng của lực lượng bên ngoài là bất hợp pháp.

ĐAN TÂM (Theo Iraqi Resistance net)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên