07/05/2024 14:31 GMT+7

Đồng Tháp báo động số ca mắc bệnh lao cao nhất 10 năm qua

Ngày 7-5, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp triển khai kế hoạch phòng chống lao giai đoạn 2024-2025 khi số ca mắc bệnh lao năm 2023 là 3.338, cao nhất 10 năm qua.

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp họp triển khai kế hoạch phòng chống lao năm 2024 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp họp triển khai kế hoạch phòng chống lao năm 2024 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Đoàn Tấn Bửu - giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp - cho biết năm 2023, số bệnh nhân lao được phát hiện, điều trị là 3.338 ca; tỉ lệ phát hiện bệnh lao 208/100.000 người, xếp sau các tỉnh, thành gồm TP.HCM, An Giang, Hà Nội, Đồng Nai.

Năm 2023 là năm phát hiện số bệnh nhân lao cao nhất so với 10 năm gần đây với 3.691 ca, trong đó lao nhạy cảm là 3.338 ca, lao đa kháng thuốc là 87 ca, lao tiềm ẩn là 266 ca.

"Dịch tễ lao ở tỉnh còn rất cao. Người dân còn kỳ thị về bệnh lao, sự hiểu biết về bệnh lao trong cộng đồng còn hạn chế, phần lớn bệnh phát hiện trễ, có dấu hiệu nặng và có bệnh lý đi kèm, nhóm đối tượng lao tiềm ẩn.

Đáng chú ý, bệnh lao ở trẻ em được tư vấn đưa vào điều trị chỉ khoảng 78% số ca mắc. Kinh phí cho công tác phòng chống lao còn hạn chế, chưa đủ để phát hiện đạt đến 80% số ca mắc", ông Bửu nói.

Bà Trương Thị Thanh Huyền - phó trưởng Ban chỉ đạo chương trình phòng chống lao quốc gia - khuyến nghị các tỉnh đưa chương trình phòng chống lao vào nghị quyết HĐND các cấp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Bà Trương Thị Thanh Huyền - phó trưởng Ban chỉ đạo chương trình phòng chống lao quốc gia - khuyến nghị các tỉnh đưa chương trình phòng chống lao vào nghị quyết HĐND các cấp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Bà Trương Thị Thanh Huyền - phó trưởng Ban chỉ đạo chương trình phòng chống lao quốc gia - thông tin năm 2023, khu vực Tây Nam Bộ có 30.204 ca mắc lao, trong đó tỉnh Đồng Tháp chiếm 11% với 3.338 ca, cao gấp 1,2 lần khu vực và gần gấp 2 lần so với trung bình toàn quốc.

"Công tác phòng chống lao của các tỉnh gặp khó khăn chung về nguồn kinh phí, ngân sách hỗ trợ còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ có thời hạn của các dự án nước ngoài.

Chưa có chính sách và quy định hỗ trợ cho người mắc bệnh lao không có bảo hiểm y tế, người khó khăn, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa; khó khăn trong mua sắm hóa chất xét nghiệm AFB để thanh toán bảo hiểm y tế", bà Huyền nói.

Bà Huyền khuyến nghị các tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống lao tổng thể giai đoạn 2024-2026; tăng cường sàng lọc bệnh lao cộng đồng; bổ sung ngân sách hằng năm cho hoạt động phòng chống lao; đưa nhiệm vụ phòng chống lao vào nghị quyết của HĐND các cấp để có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban ngành, đoàn thể.

Bệnh lao kháng thuốc diễn biến phức tạp ở khu vực Tây Nam BộBệnh lao kháng thuốc diễn biến phức tạp ở khu vực Tây Nam Bộ

Công tác phòng chống lao ở khu vực Tây Nam Bộ đang đối mặt với với thách thức lớn khi tình hình lao kháng thuốc phức tạp và ngày càng gia tăng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên