30/09/2003 20:51 GMT+7

NSND Doãn Hoàng Giang và khát vọng nâng cấp cải lương

Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên

"Tôi mong muốn được gặp gỡ lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh và báo chí để trình bày tâm tư và khát vọng của tôi đối với sự phát triển của sân khấu cải lương. Đừng nghĩ tôi chạy theo khán giả, tôi chạy theo thời đại của tôi", NSND Doãn Hoàng Giang - đạo diễn Hà Nội duy nhất vừa được mời tham gia dự án nâng cấp sân khấu cải lương TP HCM - tâm sự.

uQKH57mL.jpgPhóng to
NSND Doãn Hoàng Giang
"Tôi mong muốn được gặp gỡ lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh và báo chí để trình bày tâm tư và khát vọng của tôi đối với sự phát triển của sân khấu cải lương. Đừng nghĩ tôi chạy theo khán giả, tôi chạy theo thời đại của tôi", NSND Doãn Hoàng Giang - đạo diễn Hà Nội duy nhất vừa được mời tham gia dự án nâng cấp sân khấu cải lương TP HCM - tâm sự.

* Ở Hà Nội , thời vàng son của sân khấu cải lương đã qua từ rất lâu với sự "lên ngôi" của sân khấu kịch. Ở TP.HCM cũng vậy, đặc biệt các nhóm kịch theo hình thức xã hội hóa còn nở rộ và phát triển hơn Hà Nội. Đấy có phải là nguyên nhân khiến sân khấu cải lương TP.HCM càng hoạt động khó khăn?

- ĐD Doãn Hoàng Giang: Qua tìm hiểu của tôi, sân khấu cải lương TP.HCM đang trong tình trạng rất sa sút và buồn tẻ. Các rạp cải lương hầu như đóng cửa. Các đoàn cải lương thì tê liệt, người ta chỉ còn thấy các sân khấu kịch hoạt động. Giới cải lương đang thấy trong tâm hồn mình sự dằn vặt, đau đớn: vì sao một loại hình nghệ thuật được coi là "hồn" của người dân Nam Bộ lại không còn ngự trị trong trái tim khán giả?

*Ông có thể nói cụ thể hơn về dự án nâng cấp sân khấu cải lương của UBND TP?

- Theo tôi được biết, UBND TP.HCM đầu tư cho nhà hát cải lương Trần Hữu trang, con chim đầu đàn của sân khấu cải lương. Nhà hát đang tập hợp những cây đại thụ của sân khấu cải lương trước đây như Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Diệp Lang...và dựng lại một số vở cũ nổi tiếng như Giũ áo bụi đời, Xa phu đi xứ, Truyền thuyết tình yêu...Tôi sẽ dàn dựng hai vở , 1 vở đề tài dân gian có tên Tình hận giữa hoàng cung mang và một vở đề tài hiện đại tôi chưa đặt tên. Tôi sẽ đưa vào trong vở này những yếu tố mới để thay đổi cách nhìn về cải lương.

* Theo ông, sân khấu cải lương hiện nay đang mắc những "căn bệnh" gì?

- Có những vấn đề hơi tế nhị nhưng tôi vẫn phải nói. Sở dĩ môn nghệ thuật này bị sa sút so với kịch nói vì đề tài của cải lương đang đi theo lối mòn. Tôi không tin việc khôi phục lại một số vở diễn từng ăn khách là cách tân sân khấu cải lương. Khán giả sẽ có cảm nhận hình như sân khấu cải lương đang né tránh những vấn đề cuộc sống. Nếu bình tĩnh và thực sự cầu thị, sẽ thấy ngôn ngữ cải lương rất cũ và sáo, tiết tấu thì rề rà, chậm chạp, không có thủ pháp mới...Sân khấu cải lương đã không chinh phục được khán giả, đặc biệt là tầng lớp thanh niên chính bởi những hạn chế ấy.

- Như vậy, muốn khôi phục lại sân khấu cải lương phải khắc phục được những hạn chế mà ông vừa nêu?

- Đúng vậy. Tôi khâm phục người ta đã đặt tên cho loại hình nghệ thuật này là cải lương quả lá quá giỏi. Sức mạnh của cải lương chính là nghệ thuật cải biến để hoàn thiện. Người ta vẫn khuyên, nghệ thuật phải là cái cây thì nó còn phát triển. Nghệ thuật như bức tường rồi thì không bao giờ còn tiến lên được nữa. Nếu không đau đớn đổi mới mình, sân khấu cải lương sẽ không phát triển.

Theo Thanh Niên
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên