08/09/2003 14:00 GMT+7

Tập trung trẻ em lang thang: Phải giải quyết vì quyền lợi của các em

ĐỒNG HƯNG thực hiện<BR>
ĐỒNG HƯNG thực hiện

TT (TP.HCM) - Chiều 5-9-2003, Bộ trưởng chủ nhiệm Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em Lê Thị Thu đã có cuộc làm việc với TP.HCM về vấn đề tập trung, giải quyết trẻ em lang thang. Đây thật sự là vấn đề nhạy cảm vì rất nhiều em trong nhóm đối tượng này ở TP.HCM và nhiều đô thị khác là những em đang kiếm sống phụ giúp gia đình. Tuổi Trẻ đã phỏng vấn nhanh bà Lê Thị Thu xung quanh vấn đề này.

Dsam1CyE.jpgPhóng to
Bộ trưởng Lê Thị Thu
TT (TP.HCM) - Chiều 5-9-2003, Bộ trưởng chủ nhiệm Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em Lê Thị Thu đã có cuộc làm việc với TP.HCM về vấn đề tập trung, giải quyết trẻ em lang thang. Đây thật sự là vấn đề nhạy cảm vì rất nhiều em trong nhóm đối tượng này ở TP.HCM và nhiều đô thị khác là những em đang kiếm sống phụ giúp gia đình. Tuổi Trẻ đã phỏng vấn nhanh bà Lê Thị Thu xung quanh vấn đề này.

Bà cho biết:

- Sẽ không có chuyện tập trung tràn lan. Hiện số lượng trẻ em lang thang của TP.HCM rất lớn, tới trên 8.000 trẻ em. Hoàn cảnh của các cháu rất phức tạp, không chỉ là các cháu lang thang mà còn có cả gia đình đi theo. Kết quả khảo sát mới đây của TP cho thấy 80% trẻ em lang thang của TP xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn. Do đó tùy hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các cháu để có biện pháp xử lý thích hợp chứ không thể cứ xử lý hành chính cứng nhắc.

Theo quyết định số 104 ngày 27-6-2003 của UBND TP.HCM về việc quản lý người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn TP.HCM, TP chỉ tập trung, quản lý đối tượng là những người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn TP.

Quyết định giải thích rõ: người lang thang ăn xin là những người đi xin dưới bất kỳ hình thức nào như đàn hát để xin, giả danh tu sĩ Phật giáo để đi khất thực hoặc những hành vi đi xin nhưng có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh kẹo...; sinh sống nơi công cộng: là hành vi của những người mà mọi sinh hoạt hằng ngày (tắm giặt, ăn, ngủ) đều diễn ra nơi công cộng.

* Vậy theo bộ trưởng, để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ sẽ phải như thế nào?

- Theo tôi, các giải pháp phải có tính đồng bộ; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau... Về giải pháp cũng vậy, chúng ta phải kết hợp nhiều giải pháp cả về giáo dục, kinh tế, xã hội... Nếu chỉ giải quyết bằng các biện pháp hành chính mà không quan tâm giúp gia đình các cháu ổn định cuộc sống thì rất khó, vì đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc các cháu phải lang thang kiếm sống.

Cụ thể như giúp gia đình các cháu xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; vận động các cháu đến trường, hỗ trợ học bổng, khuyến khích các cháu đi học; phải khơi dậy được sự cộng đồng trách nhiệm của gia đình, xã hội để lo cho các cháu...

Tôi cho rằng lộ trình giải quyết vấn đề của TP đưa ra là phù hợp. TP sẽ có những bước đi cụ thể để giải quyết, vì có muốn tập trung một lúc trên 8.000 trẻ em lang thang cũng không được. Và tôi khẳng định không phải vì Sea Games chúng ta mới làm việc này, mà giải quyết vì quyền lợi của các em, không thể bắt các em phải mang gánh nặng gia đình. Các em chưa đủ sức để bươn chải trong cuộc sống, đừng trút gánh nặng lên các em.

* Trong cuộc họp, bộ trưởng có đặt vấn đề về tình trạng chăn dắt trẻ em, đưa trẻ em từ nơi khác tới đây kiếm sống, nhưng để giải quyết vấn đề này thì...

- Vấn đề này là vấn đề mới phát sinh, chưa có qui định chế tài cụ thể trong luật nên cũng khó xử lý triệt để. Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em đã ra đời cách đây 10 năm và có nhiều điểm cần phải được điều chỉnh. Hiện chúng tôi đang tiến hành sửa đổi bổ sung bộ luật này để trình Quốc hội thông qua vào năm 2004. Trong dự thảo sửa đổi bổ sung này có qui định các biện pháp chế tài đối với các hành vi lợi dụng, chăn dắt bóc lột trẻ em.

ĐỒNG HƯNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên