23/04/2024 19:00 GMT+7

Đẩy mạnh Net Zero 2050, Vinamilk có thêm nhà máy trung hòa carbon

Mới đây, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố thêm một nhà máy đạt trung hòa carbon, nâng lên 3 đơn vị đạt chứng nhận.

Ông Lê Duyên Anh, tổng giám đốc BSI Việt Nam (bên trái) trao chứng nhận trung hòa carbon cho ông Nguyễn Thế Hòa - giám đốc Nhà máy Nước giải khát Việt Nam (bên phải) thuộc Vinamilk - Ảnh: V.N

Ông Lê Duyên Anh, tổng giám đốc BSI Việt Nam (bên trái) trao chứng nhận trung hòa carbon cho ông Nguyễn Thế Hòa - giám đốc Nhà máy Nước giải khát Việt Nam (bên phải) thuộc Vinamilk - Ảnh: V.N

Đây là bước tiến quyết liệt của Vinamilk trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Hai nhà máy và một trang trại sản xuất "xanh"

Mới đây, Vinamilk tiếp tục đón nhận chứng nhận quốc tế về trung hòa Carbon (PAS 2060:2014) từ Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI) cho Nhà máy Nước giải khát Việt Nam (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương).

Nhà máy này hoạt động từ năm 2010, hiện có công suất thiết kế hơn 282 triệu sản phẩm/năm và đang sản xuất các dòng sản phẩm phổ biến của Vinamilk như sữa chua uống Susu và Yomilk, sữa bột pha sẵn cho người lớn Sure Prevent, nước uống Icy…

Theo chứng nhận, tổng lượng carbon được trung hòa tại nhà máy theo phạm vi 1 và phạm vi 2 (scope 1 & 2) là 3.410 tấn CO2e. Kết quả này đến từ nỗ lực kép: cắt giảm phát thải trong sản xuất đồng thời duy trì quỹ cây xanh để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua.

Với định hướng chiến lược phát triển bền vững của Vinamilk, từ nhiều năm nay Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp sản xuất xanh, thân thiện với môi trường như ứng dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo...

Hiện tỉ lệ năng lượng xanh, sạch (gồm năng lượng mặt trời, CNG…) đang chiếm hơn 92% năng lượng tiêu thụ tại nhà máy và theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính, lượng phát thải của nhà máy năm 2023 đã giảm 30% so với năm 2022. 

Các nỗ lực "xanh hóa" đã giúp nhà máy đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt theo chuẩn mực quốc tế như chứng nhận năng lượng ISO 50001, chứng nhận môi trường ISO 14001 và nay là chứng nhận về trung hòa Carbon PAS 2060:2014.

Trước đó, 2 đơn vị khác của Vinamilk là Nhà máy sữa Nghệ An và Trang trại bò sữa Nghệ An là những đơn vị đầu tiên trong ngành sữa đạt chứng nhận đạt trung hòa carbon theo PAS 2060:2014.

Sẽ có thêm những đơn vị đạt trung hòa carbon trong tương lai gần

Vinamilk đang tiếp tục gia tăng tỉ lệ sử dụng các loại năng lượng xanh, sạch thay thế cho năng lượng hóa thạch, tối ưu hóa công nghệ sản xuất giảm phát thải, thân thiện với môi trường, nghiên cứu các dự án giúp tái tạo, tuần hoàn để tiết kiệm tài nguyên…

Nhà máy Nước giải khát Việt Nam được đầu tư công nghệ chế biến hiện đại, tiết kiệm năng lượng, tự động hóa cao - Ảnh: V.N

Nhà máy Nước giải khát Việt Nam được đầu tư công nghệ chế biến hiện đại, tiết kiệm năng lượng, tự động hóa cao - Ảnh: V.N

Sản xuất xanh là 1 trong 4 định hướng chiến lược được Vinamilk xác định để tiến đến mục tiêu Net Zero gồm Chăn nuôi bền vững - Sản xuất xanh - Logistics thân thiện môi trường - Tiêu dùng bền vững.

Ông Lê Hoàng Minh - giám đốc điều hành sản xuất kiêm trưởng dự án Net Zero của Vinamilk - cho biết sẽ có thêm những đơn vị đạt trung hòa carbon trong tương lai gần, khẳng định sự kiên định và quyết liệt của Vinamilk trong việc giảm thiểu "dấu chân carbon" trên tiến trình đến Net Zero như cam kết.

"Vinamilk đang thực hiện đồng bộ các giải pháp về công nghệ thân thiện môi trường, chuyển đổi năng lượng xanh, vận dụng kinh tế tuần hoàn… để xây dựng mô hình các nhà máy không chỉ hiện đại, đạt chất lượng quốc tế, mà còn ngày càng xanh hơn. Vinamilk sẽ nỗ lực hơn nữa để hành trình của mỗi sản phẩm của chúng tôi đến tay người tiêu dùng sẽ ít dần những dấu chân carbon", ông Minh nói.

Ngoài hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, Vinamilk đang triển khai các dự án nhằm hình thành các bể hấp thụ carbon với quy mô lớn. Chẳng hạn, duy trì phát triển quỹ cây xanh hiện hữu tại trang trại, nhà máy; dự án bảo tồn diện tích rừng tự nhiên hơn 1.000 ha tại Xiêng Khoảng, Lào; dự án Khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau…

Đặt lộ trình tiến đến Net Zero vào năm 2025, Vinamilk đặt mục tiêu cắt giảm 15% phát thải khí nhà kính vào 2027, 55% vào năm 2035 và tiến đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Vinamilk là ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp "sản xuất xanh"

Đánh giá các hoạt động thể hiện "nghĩa vụ" với môi trường, ông Lê Duyên Anh, tổng giám đốc BSI Việt Nam nhìn nhận:

"Việc kiểm kê, đánh giá đầy đủ và chi tiết về phát thải sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn để xây dựng lộ trình cắt giảm, tiến đến trung hòa một cách bài bản. Là đơn vị thực hiện việc kiểm tra xác nhận các hoạt động này tại nhiều nhà máy của Vinamilk, có thể nói rằng các thực hành của họ hoàn toàn có thể là ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp đang đi trên lộ trình xanh hóa chính mình và đóng góp cho mục tiêu Net Zero chung của Việt Nam".

Vinamilk: Thị trường nước ngoài kéo doanh thu quý 4-2023 tăng trưởngVinamilk: Thị trường nước ngoài kéo doanh thu quý 4-2023 tăng trưởng

Kết thúc quý 4-2023, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 15.630 tỉ đồng và 2.351 tỉ đồng, tăng trưởng tương ứng 3,6% và 25,8% so với cùng kỳ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên