14/09/2003 22:10 GMT+7

Thái Bình: mưa lớn, gần 30.000 ha lúa có nguy cơ mất trắng

U.LY - SƠN TRÀ - ĐỨC KHÁNH - V.TOÀN - S.THANH<BR>
U.LY - SƠN TRÀ - ĐỨC KHÁNH - V.TOÀN - S.THANH

TT - Nam Định: Mưa lớn gây ngập úng trên diện rộng - Thanh Hóa, Nghệ An: tiếp tục mưa lớn, ngập một số đoạn quốc lộ 1A - Đồng Nai: mưa to, kẹt xe nhiều giờ trên quốc lộ 1A và quốc lộ 20. Theo ông Đỗ Như Hồng, chi cục trưởng chi cục Quản lý nước công trình thủy lợi Thái Bình, tỉnh này chưa bao giờ phải hứng chịu lượng mưa lớn như những ngày vừa qua.

qsKrXRXf.jpgPhóng to
Sạt lở chân đường quốc lộ 1A ở khu vực gần ngã tư Dầu Giây
TT - Nam Định: Mưa lớn gây ngập úng trên diện rộng - Thanh Hóa, Nghệ An: tiếp tục mưa lớn, ngập một số đoạn quốc lộ 1A - Đồng Nai: mưa to, kẹt xe nhiều giờ trên quốc lộ 1A và quốc lộ 20. Theo ông Đỗ Như Hồng, chi cục trưởng chi cục Quản lý nước công trình thủy lợi Thái Bình, tỉnh này chưa bao giờ phải hứng chịu lượng mưa lớn như những ngày vừa qua.

Theo thống kê ban đầu, lượng mưa trung bình trên toàn tỉnh Thái Bình từ ngày 7 đến 11-9 là 600m. Lượng mưa lên đến mức kỷ lục tại huyện Kiến Xương tính đến sáng 14-9 là 1.072mm, tại thị xã Thái Bình là 876 mm.

Hầu như toàn bộ diện tích canh tác tại vùng trũng của tỉnh này bị ngập trong nước. Mức nước ngập cao nhất lên đến 0,86m.

Theo số liệu thống kê ban đầu, có khoảng 50.000 ha lúa trên tổng số 86.000ha toàn tỉnh bị ngập, 30.000ha trong số đó có nguy cơ bị mất thu hoạch do nước tiêu quá chậm, thêm 3.000ha hoa màu vừa gieo trồng bị ngập cũng coi như mất trắng. Thiệt hại về diện tích thủy sản lên đến 6.000ha.

Các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư đang bị dịch bệnh đe doạ do nhiều khu vực dân cư bị ngập trong nước đã nhiều ngày, sản xuất đình trệ, trường học đóng cửa, vật nuôi không có chỗ nhốt. Tại thị xã Thái Bình, người dân phải đem trâu bò đến buộc tại nhà thờ để tránh lụt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Như Hồng cho biết hiện nay tỉnh đã huy động toàn bộ 31 trạm bơm tiêu và 6 trạm bơm nội đồng, mở tối đa 120 cống thoát nước mà vẫn không khắc phục được tình hìnhPhải tới 10 - 15 ngày nữa nước mới có thể tiêu hết.

* Thông tin từ Chi cục đê điều tỉnh Nam Định cho biết mưa lớn kéo dài từ ngày 8 đến ngày 13-9 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và đợt không khí lạnh tăng cường đã khiến cho nhiều khu vực bị ngập dưới nước.

Lượng mưa trung bình ước tính gần 600mm, riêng tại huyện Giao Thủy, lượng mưa lên tới 749mm. Thành phố Nam Định, hai huyện Vụ Bản và Hải Hậu có gần 50% diện tích đất canh tác bị ngập dưới nước. Đê điều nhiều chỗ bị sạt lở nông (xói mòn do mưa): Hải Hậu có 2150 mét khối bị sạt, rải rác trên 6 xã, Giao Thủy có 1.000 khối bị sạt lở trên 4 xã.

* Liên tục trong hai ngày 13 và 14-9 mưa lớn đã làm ngập lụt hai xã Quỳnh Xuân, Hoàng Mai thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Ninh Sơn, Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cùng với nước sông Hoàng Mai dâng cao.

Thác nước từ dãy núi kéo dài trong bốn xã này đổ xuống làm ngập chìm khoảng 5km quốc lộ 1A chạy qua. Gần 100 nhà dân, một số trường học, đầm nuôi tôm cũng bị lũ đe dọa.

* Sau cơn mưa rất lớn vào chiều thứ sáu 12-9, một đoạn quốc lộ 1A và quốc lộ 20 gần ngã tư Dầu Giây (thuộc địa bàn xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) đã bị nước mưa tràn ngập, gây kẹt xe trong nhiều giờ.

Cơn mưa ngoài việc gây kẹt xe còn làm trôi đường ray của Đường sắt VN. Hậu quả các đoàn xe lửa Bắc - Nam phải chờ đợi hơn 11 giờ đồng hồ mới được thông đường. Nhưng điều mà người dân ở đây quan tâm là tình hình lũ quét qua quốc lộ 20 ngày càng xảy ra thường xuyên hơn và cũng gây thiệt hại nhiều hơn.

U.LY - SƠN TRÀ - ĐỨC KHÁNH - V.TOÀN - S.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên