12/09/2003 22:13 GMT+7

Năm 2004: Sẽ phân bổ quota dệt may sang Mỹ ?

Theo VnE
Theo VnE

Trong cuộc trao đổi về dự thảo quy chế phân bổ hạn ngạch sang Mỹ vào năm 2004. Ông Lê Văn Thắng -Vụ phó xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) thừa nhận phương thức đấu thầu đã bộc lộ một số hạn chế và không còn thích ứng với hàng dệt may trong giai đoạn hiện nay.

ip9DgM8B.jpgPhóng to
Trong cuộc trao đổi về dự thảo quy chế phân bổ hạn ngạch sang Mỹ vào năm 2004. Ông Lê Văn Thắng -Vụ phó xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) thừa nhận phương thức đấu thầu đã bộc lộ một số hạn chế và không còn thích ứng với hàng dệt may trong giai đoạn hiện nay.

* Việc phân giao quota năm 2004 sẽ tiến hành theo phương thức nào, thưa ông?

- Trong dự thảo trình Chính phủ, chúng tôi đề xuất cả hai phương án, đấu thầu hoặc phân trực tiếp. Lựa chọn phương án nào còn tùy thuộc vào quyết định của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế phân bổ quota nhiều năm cho thấy, đấu thầu sẽ đẩy giá lên cao, doanh nghiệp sẽ khó ký được đơn hàng. Vì vậy, tất cả các đơn vị đều không muốn đấu thầu.

Kể cả yêu cầu giao cho các địa phương quản lý việc phân bổ và thực hiện hạn ngạch cũng có những hạn chế. Bởi thực chất phân cấp chính là phân quyền và nó làm gián đoạn quá trình phân bổ, không hiệu quả.

* Nếu phương án phân bổ được chấp thuận, tỷ lệ phân chia cho các đối tượng sẽ ra sao?

- Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ phân bổ quota dệt may năm 2003 tương đối sát và phù hợp với thực tế. Vì vậy, trong dự thảo vừa trình Chính phủ, chúng tôi đề nghị chỉ thay đổi chút ít. Chẳng hạn, quota dành cho những doanh nghiệp đã có thành tích xuất khẩu là 75% tổng hạn ngạch cả nước (cao hơn 5% so với năm nay).

Để thực hiện chiến lược phát triển thị trường, chúng tôi cũng tính tới hạn ngạch khách hàng, theo đó sẽ dành cho các doanh nghiệp ký được hợp đồng với những nhà phân phối, tập đoàn lớn của Mỹ 5% tổng hạn ngạch.

Các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa được khoảng 3% hạn ngạch. Xuất khẩu vào thị trường phi quota, hoặc thị trường có cat tự do, cat nguội thì được hưởng 2%. Sử dụng nguyên liệu trong nước là 8%. Những doanh nghiệp đầu tư chuyên môn hóa cao với thiết bị hiện đại được hưởng 1%. Ngoài ra, dành một tỷ lệ khoảng 6% để cấp bổ sung cho những doanh nghiệp đã có thành tích và đầu tư mới hoàn toàn.

Tỷ lệ này dung hòa giữa ý kiến của các đơn vị như Hiệp hội Dệt may VN, Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP HCM hay Phòng Thương mại Mỹ tại VN(Amcham).

* Liên bộ có ý kiến gì về đề nghị của doanh nghiệp xin được chuyển nhượng quota?

- Chúng tôi không đề cập tới việc này trong dự thảo trình Chính phủ. Nguyên tắc chung để phân bổ quota là phân theo thành tích xuất khẩu và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Còn có cho phép chuyển nhượng hay không còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề như thừa quota (những doanh nghiệp được nhận quota theo thành tích năm 2003, nhưng năm 2004 lại không có hợp đồng), chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu thực sự cần thiết, sẽ kiến nghị để cho phép doanh nghiệp chuyển nhượng.

* Dự kiến bao giờ mới tiến hành phân bổ cho doanh nghiệp?

- Chúng tôi đã trình dự thảo lên Chính phủ từ 5/9 và đang chờ được phê duyệt. Hiện tổ điều hành đã xây dựng xong quy chế cho mỗi phương án. Vì vậy, ngay khi có văn bản của Chính phủ gửi xuống, chúng tôi sẽ tiến hành giao hạn ngạch.

Theo VnE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên