01/10/2003 14:25 GMT+7

Hội chứng mệt mỏi vì hàng hiệu

CAM LY (Theo The International Herald Tribune)
CAM LY (Theo The International Herald Tribune)

TT - Với Natsuko Namba, bỏ ra 500 USD để mua một túi xách bằng da là điều vô lý. Dĩ nhiên chiếc túi đó rất đẹp, thời thượng và sẽ được dân sành điệu ở các phố sang trọng của Tokyo nghía đến, nhưng nữ nhân viên văn phòng 30 tuổi này vẫn nói: “Tôi chọn mua túi xách vì chức năng của nó chứ không phải để tạo ra ấn tượng có của”.

wRMKoPS0.jpgPhóng to

Một gian hàng mới của Louis Vuitton ở Tokyo

TT - Với Natsuko Namba, bỏ ra 500 USD để mua một túi xách bằng da là điều vô lý. Dĩ nhiên chiếc túi đó rất đẹp, thời thượng và sẽ được dân sành điệu ở các phố sang trọng của Tokyo nghía đến, nhưng nữ nhân viên văn phòng 30 tuổi này vẫn nói: “Tôi chọn mua túi xách vì chức năng của nó chứ không phải để tạo ra ấn tượng có của”.

Ngày càng có nhiều người tiêu thụ Nhật nghĩ giống như Natsuko. Ở các trung tâm thành phố vẫn còn nhiều người quàng khăn Hermès, xách túi Prada hay mang đồng hồ Rolex, nhưng rất nhiều người khác đã bắt đầu quay lưng với các biểu tượng thời trang xa xỉ. Các nhà quan sát thị trường Nhật Bản - vốn vẫn được coi là nơi sính hàng hiệu nhất thế giới - gọi đó là hội chứng mệt mỏi vì hàng hiệu.

Theo Viện Nghiên cứu Yano, cơ quan nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, kể từ năm 1996 doanh số bán các loại hàng hiệu tại nước này đã giảm hơn 1/3, chỉ còn 10,8 tỉ USD, trong năm 2003 dự kiến sẽ giảm thêm 4,4%.

Hầu hết các hãng lừng danh trên thị trường thời trang cao cấp như Tiffany, Giorgio Armani, Bulgari... đều thừa nhận việc kinh doanh tại đây không thuận buồm xuôi gió như xưa. Xu hướng này làm chao đảo cả thị trường hàng hiệu cao cấp trên toàn thế giới: người Nhật từng tiêu thụ đến 40% trong tổng số 55 tỉ USD tổng trị giá hàng hiệu cao cấp trên thị trường thế giới.

Theo các nhà kinh tế, xu hướng vung tiền chi tiêu của người Nhật trong những năm 1980 chỉ ngắn ngủi do quá trình suy thoái kinh tế. Thêm vào đó, hệ thống tuyển dụng suốt đời tại Nhật đã chấm dứt và thu nhập của người dân cũng sụt giảm đáng kể... Tất cả những yếu tố đó khiến người Nhật, ngay cả những phụ nữ trẻ vốn được coi là khách hàng trung thành của các thương hiệu cao cấp, đắn đo nhiều hơn khi mở hầu bao.

Ngoài ra, người Nhật cũng “bão hòa” trước làn sóng hàng nhập có giá cả “trên trời”. Theo điều tra khách hàng năm nay của hệ thống bán lẻ Saison, 46% khách hàng Nhật cho biết họ tin rằng nhà sản xuất hàng hiệu đã lợi dụng tâm lý sính hàng hiệu của người tiêu dùng. Yoshiko Nihei, 36 tuổi, nói thẳng: “Hàng hiệu không phải là gu của tôi. Tôi có thể tìm được nhiều thứ chất lượng tốt mà giá lại phải chăng”.

CAM LY (Theo The International Herald Tribune)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên