09/09/2003 13:00 GMT+7

Vụ chấm dứt hợp đồng ở Cty Top One: Ai bảo vệ người lao động?

 ĐỒNG HƯNG
 ĐỒNG HƯNG

TT(TPHCM) - Như Tuổi Trẻ đã thông tin về vụ việc ở Công ty TNHH may Top One (17/6A Phan Huy Ích, phường 12, Gò Vấp, TP.HCM) chấm dứt hợp đồng trái luật với trên 200 lao động đang làm việc tại công ty. Ngày 5-9, Sở Lao động - thương binh và xã hội và các đơn vị liên quan đã đến công ty để tìm hiểu vụ việc. Thế nhưng mãi đến ngày 8-9 việc giải quyết vẫn chưa đi tới đâu.

hy3vIJJq.jpgPhóng to
Công nhân công ty Top One đang viết đơn khiếu nại
TT(TPHCM) - Như Tuổi Trẻ đã thông tin về vụ việc ở Công ty TNHH may Top One (17/6A Phan Huy Ích, phường 12, Gò Vấp, TP.HCM) chấm dứt hợp đồng trái luật với trên 200 lao động đang làm việc tại công ty. Ngày 5-9, Sở Lao động - thương binh và xã hội và các đơn vị liên quan đã đến công ty để tìm hiểu vụ việc. Thế nhưng mãi đến ngày 8-9 việc giải quyết vẫn chưa đi tới đâu.

Tại cuộc làm việc này, ông Liêu Hòa - trưởng phòng tổ chức Công ty TNHH may Top One - vẫn khẳng định công ty chỉ giải quyết chế độ cho lao động mỗi năm làm việc nửa tháng lương và ba ngày bồi thường thời gian báo trước và tuyên bố: “Nếu ép công ty quá thì sẽ tiến hành nhận lại toàn bộ số công nhân trên, trả lương chờ việc và sau đó tiến hành cho nghỉ”.

Có thể nói đây là thái độ cố tình thách thức pháp luật của công ty. Như chúng tôi đã thông tin, sau khi gửi văn bản xin cắt giảm lao động lên Sở LĐ-TB&XH, trong đó xin giải quyết chế độ theo điều 17 Bộ luật lao động (với mỗi năm làm việc lao động được trợ cấp một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng không dưới hai tháng lương).

Bà Nguyễn Kim Lý, phó giám đốc Sở LĐ-TBXH

Bà Nguyễn Kim Lý, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH: “Vụ việc này thì có gì đâu mà các anh (báo chí) theo dõi dữ vậy? Chủ doanh nghiệp do không hiểu rõ trường hợp bất khả kháng trong luật như thế nào nên đã thực hiện chi trả chế độ sai.

Tuy nhiên, trong cuộc làm việc chúng tôi đã không kết luận gì vì khi đó không có sự hiện diện của chủ doanh nghiệp. Phía công ty cũng không trình ra bất kỳ thứ sổ sách, văn bản nào liên quan tới việc chi trả trợ cấp cho người lao động: như sổ lương, ký nhận của người lao động... Tất cả mới chỉ dừng lại ở mức thông tin qua lại”.

Tuy nhiên, khi thực hiện (khi chưa có văn bản trả lời của Phòng quản lý lao động nước ngoài về việc cắt giảm lao động) công ty lại chỉ trả cho lao động mỗi năm làm việc nửa tháng lương. Khi vụ việc bị người lao động phản ứng, kêu cứu tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động, chưa được giải quyết rốt ráo thì công ty vẫn tiếp tục cho công nhân nghỉ việc và buộc người lao động phải nhận khoản trợ cấp không đúng qui định của luật.

Điều đáng nói trong vụ việc này là thái độ rất khó hiểu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi giải quyết vụ việc. Thứ nhất, khi người lao động kêu cứu tới phòng LĐ-TB&XH quận, cán bộ hòa giải của quận lại đồng tình với việc công ty trả trợ cấp mỗi năm làm việc nửa tháng lương.

Sau đó, từ ngày 26-8 chúng tôi đã có thông tin về vụ việc sai trái này, đồng thời phía quận cũng đã có công văn gửi lên Sở LĐ-TB&XH đề nghị hỗ trợ giải quyết (do đây là công ty vốn đầu tư nước ngoài) thì mọi chuyện gần như bị bỏ quên.

Trong khoảng thời gian từ 27-8 đến 2-9-2003, mỗi ngày hàng chục công nhân trong số bị chấm dứt hợp đồng lao động trái luật đã liên tục tới cổng công ty, phơi nắng để chờ cơ quan chức năng xuống can thiệp, bảo vệ quyền lợi.

Thế nhưng chỉ có ngày đầu tiên là quận Gò Vấp cử hai cán bộ xuống ghi nhận tình hình rồi về, sau đó thì hoàn toàn vắng bóng. Không còn sự lựa chọn nào khác, các công nhân đã buộc phải ký nhận khoản trợ cấp công ty chi trả để đi tìm một công việc mới.

Các công nhân cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng chờ đợi nhưng không thấy ai đoái hoài tới”. Nhiều người phẫn uất nói: “Công ty còn thách chúng tôi lên Sở LĐ-TB&XH kiện, họ bảo có kiện cũng thế thôi, chẳng làm gì được”.

Mãi tới ngày 5-9, khi những công nhân đã “chịu thua” và bỏ đi hết thì Sở LĐ-TB&XH mới xuống công ty nhưng để tìm hiểu sự việc, chứ chưa thể giải quyết - theo lời bà Nguyễn Kim Lý, phó giám đốc sở, trưởng đoàn. Đại diện Liên đoàn Lao động TP, thành viên tham dự đoàn thì cho rằng trong vấn đề này công ty phải giải quyết trợ cấp mất việc theo điều 17 và bồi thường 30 ngày vi phạm thời gian báo trước. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức trao đổi thông tin qua lại và đoàn không kết luận một điều gì liên quan tới vụ việc.

Trong khi đó, việc xin đề nghị giảm lao động của công ty đã được báo cho sở từ đầu tháng tám. Khi khiếu nại tranh chấp xảy ra, quận cũng đã đề nghị sở xuống hỗ trợ bảo vệ quyền lợi cho người lao động từ ngày 26-8.

Trong suốt thời gian đó, không lẽ sở cũng không có đủ thời gian và nhân sự để tìm hiểu sự việc? Thậm chí, trao đổi với chúng tôi, một quan chức trong đoàn của Sở LĐ-TB&XH còn tỏ vẻ khó chịu khi báo chí theo dõi vụ việc và cho rằng “việc chẳng có gì lớn” (?).

 ĐỒNG HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên