13/09/2003 08:25 GMT+7

Ai phát hiện con xén tóc hại cây xabôchê ?

<FONT color=#080808>Thạc sĩ Lê Đình Hường (khoa nông học, Đại học Nông lâm Huế)</FONT>
Thạc sĩ Lê Đình Hường (khoa nông học, Đại học Nông lâm Huế)

TT (Thừa Thiên - Huế) - Một người làm vườn đã gửi đơn lên bộ trưởng Bộ GD-ĐT khiếu nại luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Trọng Sơn - cán bộ giảng dạy khoa sinh học, Đại học Khoa học Huế - sao chép công trình nghiên cứu của mình, đồng thời phát hiện nhiều điểm sai sót của luận án. Tuy nhiên, ông Sơn lại bác bỏ hoàn toàn khiếu nại của ông Tuệ và đòi kiện ông Tuệ tội vu khống...

k3zXhazB.jpgPhóng to

Mẫu vật của con xén tóc râu vàng đen hại xabôchê - đối tượng của cuộc tranh chấp chưa ngã ngũ

TT (Thừa Thiên - Huế) - Một người làm vườn đã gửi đơn lên bộ trưởng Bộ GD-ĐT khiếu nại luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Trọng Sơn - cán bộ giảng dạy khoa sinh học, Đại học Khoa học Huế - sao chép công trình nghiên cứu của mình, đồng thời phát hiện nhiều điểm sai sót của luận án. Tuy nhiên, ông Sơn lại bác bỏ hoàn toàn khiếu nại của ông Tuệ và đòi kiện ông Tuệ tội vu khống...

Có không sự sao chép?

Ông Ngô Tuệ là chủ vườn xabôchê (hồng xiêm) ở số 10 Đặng Trần Côn, Huế đã được người làm vườn cả nước biết đến từ năm 1997 sau khi công trình nghiên cứu “Diệt sâu hại xabôchê bằng biện pháp sinh học” của ông được báo cáo tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học - công nghệ & môi trường Thừa Thiên - Huế tổ chức (ngày19-4-1997).

Tiếp đó, hàng chục tờ báo đã giới thiệu ông là người đầu tiên phát hiện thủ phạm hại cây xabôchê chính là loài xén tóc râu vàng đen (mà sau này người ta mới xác định được là loài xén tóc Pachyteria dimidiata Westwood) - một loại bọ cánh cứng; và ông cũng là người đầu tiên đề xuất cách dùng cây hoa râm làm bẫy dẫn dụ xén tóc để diệt trừ.

Mối quan hệ của ông Tuệ và ông Sơn cũng bắt đầu từ đó. Bởi vì tại hội thảo này, ông Sơn đã được mời tham gia nhận xét đề tài của ông Tuệ với tư cách một nhà khoa học.

Ông Tuệ cho biết sau đó ông Sơn đã nhiều lần đến tìm hiểu công việc của ông Tuệ và tỏ thái độ rất thích thú với phát hiện của ông, đồng thời gửi sinh viên đến thu thập tư liệu làm luận văn tốt nghiệp về loài xén tóc hại xabôchê này. “Anh Sơn nói sẽ làm luận án tiến sĩ về con xén tóc hại cây thanh trà chứ không can thiệp vào đề tài của tôi”. Vì vậy khi nghe tin ông Sơn trình luận án tiến sĩ đề tài xén tóc hại cây hồng xiêm, ông Tuệ đã hết sức bất ngờ và gửi đơn lên giám đốc Đại học Huế.

Sau khi dự buổi bảo vệ luận án của ông Sơn (ngày 29-7-2003), ông Tuệ đã gửi đơn khiếu nại lên bộ trưởng Bộ GD - ĐT và giám đốc Đại học Huế (ngày 31-7-2003). Tiếp đó, sau khi đọc kỹ luận án tiến sĩ của ông Sơn, ông Tuệ lại gửi đơn khiếu nại thêm một lần nữa (ngày 17-8-2003).

Trong các đơn này, ông Tuệ khiếu nại hai vấn đề: luận án tiến sĩ của ông Lê Trọng Sơn đã sao chép kết quả nghiên cứu của ông, cụ thể là từ giai đoạn phát hiện con xén tóc vũ hóa cho đến giai đoạn đẻ trứng, ấu trùng, nhộng, cũng như ý tưởng lấy cây bông hoa râm làm thức ăn để dẫn dụ xén tóc; mặt khác, luận án này còn rất nhiều điểm sai sót ở nội dung căn bản như đặc điểm sinh trưởng, sinh lý sinh sản...

Trong khi đó, trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Sơn lại cho rằng ông Tuệ không có một đề tài nghiên cứu khoa học nào cả, mà chỉ là một dự án “Diệt xén tóc hại xabôchê bằng biện pháp sinh học”; và đó cũng chỉ là kết quả từ những quan sát trong tự nhiên, không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, ông Sơn vẫn thừa nhận: “Đối tượng nghiên cứu của tôi là từ sự gợi ý của ông Tuệ. Vì vậy, trong lời cảm ơn đầu luận án, trong phần Tổng quan tài liệu và trong danh mục tài liệu tham khảo, tôi có nhắc đến tài liệu của ông Tuệ”.

Luận án tiến sĩ có nhiều sai sót ?

gUldQC3E.jpgPhóng to

Ông Ngô Tuệ (bìa trái) đang báo cáo đề tài nghiên cứu tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học - công nghệ & môi trường Thừa Thiên - Huế tổ chức ngày 19-4-1997. Người ngồi bên cạnh ông Tuệ là ông Lê Trọng Sơn

Trong đơn khiếu nại, ông Tuệ đã chỉ ra chín điểm sai sót của luận án, từ việc nhận diện đối tượng nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu về cách đẻ trứng, phát triển của ấu trùng, thời gian của một vòng đời, tập tính ăn thêm, thời điểm xuất hiện...

Chẳng hạn, ông Tuệ cho rằng vòng đời của lứa xén tóc xuân - hè (185,5 ngày) lại dài hơn lứa thu - đông (162,5 ngày) như trong luận án là vô lý vì mùa hè nóng, trứng nở nhanh (5 tháng), ngược lại mùa đông lạnh, trứng nở chậm (7 tháng). “Vì anh Sơn chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mà ít đi thực địa bên ngoài nên mới có kết quả mâu thuẫn như thế” - ông Tuệ nói.

Ngược lại, ông Lê Trọng Sơn cũng đã có hai bản giải trình gửi bộ trưởng và các cơ quan liên quan, với nội dung bác bỏ hoàn toàn những khiếu nại của ông Tuệ và đòi kiện ông Tuệ tội vu khống.

Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Sơn nói: “Tôi không có điều kiện để giải thích tất cả những phê phán của ông Tuệ. Việc đó là của hội đồng khoa học. Tôi không thể khẳng định ông Tuệ sai, tôi đúng hoặc ngược lại. Tôi là nhà khoa học, cách làm của tôi kỹ lưỡng, theo phương pháp chuẩn, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian bốn năm, với số liệu thống kê được xử lý chính xác”.

Ai là tác giả đích thực của công trình này? Thiết nghĩ rất cần sớm có câu trả lời từ hội đồng khoa học Bộ GD - ĐT, và tất nhiên không thể là hội đồng đã chấm luận án này.

* Ông Tuệ là người đầu tiên phát hiện mối quan hệ giữa loài xén tóc này (Pachyteria dimidiata Westwood, 1848) với cây xabôchê, vì trước đó tôi chưa nghe ai nói đến vấn đề này ở Việt Nam.

Ông cũng là người đầu tiên dùng cây hoa râm làm bẫy dẫn dụ để bắt xén tóc. Ý tưởng này của ông Tuệ là một phát hiện có ý nghĩa cao, tuy nhiên trong khoa học không có sự độc quyền. Nhà khoa học có thể kế thừa sự phát hiện của nhà nông để phát triển. Vấn đề là phải ghi nhận nền tảng kế thừa. Khoa học mà không kế thừa thì làm sao phát triển được, nhưng khoa học cũng có một nguyên tắc nghiêm ngặt: phải nêu rõ nguồn gốc ý tưởng, tư liệu để thấy đâu là kế thừa, đâu là phát triển.

* Việc ông Sơn cùng nghiên cứu về một đối tượng sâu hại cây trồng như của ông Tuệ là điều bình thường trong khoa học và là hai công việc độc lập. Nhưng có một vài thao tác cần phải được xử lý chu đáo, phải được trích dẫn rõ ràng: ý tưởng ban đầu là của ông Tuệ, kết quả bước đầu cũng là của ông Tuệ. Ở Huế ai cũng biết điều đó. Ông Sơn tiếp tục nghiên cứu bằng phương pháp của một nhà khoa học. Theo tôi, vấn đề khúc mắc ở đây nằm ở cái tình hơn là ở cái lý.

Thạc sĩ Lê Đình Hường (khoa nông học, Đại học Nông lâm Huế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên