03/09/2003 08:21 GMT+7

Vàng da sơ sinh - các bà mẹ cần lưu ý

KIM  SƠN thực hiện<BR>
KIM  SƠN thực hiện

TT - Trẻ sơ sinh bị vàng da - có bà mẹ rất lo lắng, nhưng cũng có bà mẹ không quan tâm, không nhận biết hoặc biết bị vàng da nhưng quan niệm trẻ còn trong tháng, không đưa trẻ đi khám bác sĩ... Một số sai lầm có thể sẽ dẫn đến hậu quả để lại di chứng cho bé. Chúng tôi trao đổi vấn đề này với BS Nguyễn Thị Thanh Bình - trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ.

T5ilHi91.jpgPhóng to
BS Nguyễn Thị Thanh Bình theo dõi bé sơ sinh vàng da đang được rọi đèn
TT - Trẻ sơ sinh bị vàng da - có bà mẹ rất lo lắng, nhưng cũng có bà mẹ không quan tâm, không nhận biết hoặc biết bị vàng da nhưng quan niệm trẻ còn trong tháng, không đưa trẻ đi khám bác sĩ... Một số sai lầm có thể sẽ dẫn đến hậu quả để lại di chứng cho bé. Chúng tôi trao đổi vấn đề này với BS Nguyễn Thị Thanh Bình - trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ.

Vàng da sơ sinh (VDSS) là tình trạng xảy ra ở tất cả trẻ sơ sinh. Bắt đầu từ cuối ngày thứ hai đến ngày thứ năm vàng da nhiều nhất, sau đó thường trung bình, đến ngày thứ bảy thì hết vàng da. Nguyên nhân do tình trạng lúc trẻ sơ sinh nằm trong bụng mẹ có lượng hồng cầu cao: khoảng 5-6 triệu hồng cầu/mm3 (ở người lớn 3,5- 4 triệu hồng cầu/mm3).

Hồng cầu giống như “chiếc xe” chuyên chở oxy, nên sau khi trẻ tự thở tốt được, thường đến cuối ngày thứ hai, thì lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt, trong đó có chất bilirubin. Chất bilirubin được chuyển về gan, biến hóa ở đó và thải ra ngoài theo nước tiểu, phân. Thông thường ở trẻ thải ra dễ dàng nên sau khoảng bảy ngày không thấy VDSS.

Tuy nhiên ở một số trường hợp trẻ tiếp tục VDSS, thường gặp ở trẻ sinh non tháng do gan làm việc chưa tốt, thải bilirubin không được, trẻ có bướu máu ở dưới da đầu; trường hợp sinh khó phải can thiệp như sinh hút, sinh kềm (có thể do số lượng hồng cầu bể nhiều hơn), trường hợp mẹ và con không cùng nhóm máu.

* Bà mẹ làm sao phân biệt VDSS bình thường và không bình thường?

- Trẻ vàng da thấy được khi bilirubin khoảng 5 -7 mg%. Được xem là bình thường khi ở trẻ đủ tháng có bilirubin < 12 mg% và ở trẻ thiếu tháng < 15mg%, với điều kiện: trẻ bú tốt, nước tiểu vàng, đi cầu phân vàng 2-3 lần/ngày.

Ở các trẻ này không cần điều trị, không cần can thiệp. Trường hợp bilirubin vượt các giới hạn nêu trên, bé vàng da nhiều, bú không tốt, ngủ nhiều, nước tiểu trong, đi tiêu ít (một lần/ngày) cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi.

Phương pháp thông thường, hiệu quả nhất hiện nay là rọi đèn cho bé (hầu hết các cơ sở điều trị nhi đều có), cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, theo dõi nước tiểu có vàng không, đi tiêu có 2-3 lần/ngày không. Nếu rọi đèn sớm, chỉ cần rọi ba giờ, nghỉ ba giờ - trong vòng hai ngày tình trạng sẽ cải thiện tốt. Bé sẽ qua khỏi, hết vàng da.

Trường hợp gia đình không biết, để bé vàng da nhiều từ 6- 12 giờ thì vàng da sẽ rất nặng, gọi là vàng da nhiễm độc thần kinh. Có trường hợp không còn rọi đèn được, phải thay máu. Việc điều trị khó khăn và để lại di chứng về mắt (cận, viễn, loạn thị về sau), về tai (giảm thính lực), chậm phát triển tâm thần vận động...

* Một số sai lầm của bà mẹ và bác sĩ có khuyến cáo gì?

- Các bà mẹ sau khi sinh con từ ngày thứ hai cần lưu ý quan sát xem bé có vàng da hay không. Muốn thấy, cần bế bé ra chỗ sáng, nhìn trên mặt hoặc dùng ngón tay ấn trên trán, mũi rồi bỏ tay ra xem da có vàng không.

Nếu có vàng da nhưng các dấu hiệu khác bình thường như bú tốt, nước tiểu vàng, đi tiêu 2-3 lần/ngày thì cứ theo dõi bình thường đến ngày thứ bảy (nhiều trường hợp vàng da trên bảy ngày nhưng không nguy hiểm nếu thấy bé bú tốt, tiêu tiểu bình thường, hoạt động bình thường).

Nếu thấy bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu trong thì đưa bé đi khám ngay tại các phòng khám sơ sinh, bệnh viện có chuyên khoa nhi. Nếu sau 24 giờ mà bé không đi tiêu phân su hoặc sau 48 giờ mà không đi tiểu cũng là bất thường, cần báo cho nhân viên y tế biết. Bệnh viện Từ Dũ luôn sẵn sàng tiếp nhận các trẻ có vàng da được phát hiện chậm trong một tháng đầu sau sinh, kể cả ngoài giờ hành chính.

Một số sai lầm là các bà mẹ không biết trẻ vàng da, hoặc sinh về nằm trong phòng kín, thiếu ánh sáng, không phát hiện được. Có người thấy trẻ tiểu vàng lại sợ không biết có bệnh không (trẻ tiểu vàng trong vòng 10 ngày đầu sau sinh là tốt).

Sau sinh, từ ngày thứ ba, tư đến ngày thứ 10, 12 mỗi ngày nên phơi nắng bé khoảng 10 phút (buổi sáng, khoảng 9g, đưa bé ra gần cửa sổ hoặc cửa ra vào nhưng kín gió, cho bé mặc áo che ngực, để hở mặt, cổ, chân tay) sẽ giúp bé giảm vàng da.

* Xin cảm ơn bác sĩ.

KIM  SƠN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên