26/09/2003 18:17 GMT+7

"Mong có một "Gái nhảy" trong văn chương bây giờ cũng khó"

Theo TT&VH
Theo TT&VH

"Ai chẳng mong chúng ta làm nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật để đời, nhưng có lẽ, bây giờ, mong có một cuốn sách besst-seller thực sự cho thị trường - một Gái nhảy trong văn chương cũng khó... Sự nhàm chán của các tác phẩm hiện nay sẽ giết chết niềm ham thích đọc sách của giới trẻ...". Nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn trò chuyện về đời sống văn học đương đại.

MkfS5SIf.jpgPhóng to
Nguyễn Thanh Sơn
"Ai chẳng mong chúng ta làm nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật để đời, nhưng có lẽ, bây giờ, mong có một cuốn sách besst-seller thực sự cho thị trường - một Gái nhảy trong văn chương cũng khó... Sự nhàm chán của các tác phẩm hiện nay sẽ giết chết niềm ham thích đọc sách của giới trẻ...". Nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn trò chuyện về đời sống văn học đương đại.

* Xin chào anh Nguyễn Thanh Sơn. Tôi còn nhớ cách nay 3 năm anh từng lên tiếng phản đối lối viết lười biếng của các nhà văn và cổ xuý cho một lối viết tiến gần đến cái sinh khí của cuộc sống thực hơn. Từ bấy tới nay, anh có phải nhìn lại quan điểm này của mình?

- Nguyễn Thanh Sơn (NTS): Cách đây không lâu, cuốn Ðiên cuồng như Vệ Tuệ được dịch và xuất bản ở VN. Sự hấp dẫn của cuốn sách nằm ở chỗ cho chúng ta thấy hình ảnh một đất nước Trung Hoa hoàn toàn khác với đất nước Trung Hoa trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Trương Hiền Lượng hay Cao Hành Kiện -với một lớp người trẻ hoàn toàn khác.

Ðất nước chúng ta hiện nay cũng vậy, và đó là cái bạn gọi là "sinh khí của cuộc sống thực". Vệ Tuệ chắc chắn không phải là nhà văn lớn nhất Trung Quốc, may lắm cô là một nhà văn thuộc loại "đọc được", nhưng cô Sagan Trung Hoa này là nhà văn của giới trẻ và viết về giới trẻ, với tất cả những ảo tưởng, cay đắng, mất mát của cuộc sống hôm nay.Nhìn người ta để nghĩ đến mình. Trong các tác phẩm của các nhà văn thời thượng VN hiện nay, chúng ta may ra thì thấy một cuộc sống ngưng đọng ở đâu đó mười năm trước, ngay sau thời đổi mới.

* Tôi nghĩ dù có nói gì, thì phê bình văn học cũng có thể nhìn thấy trong những cái tạm thời là lỗi thời lạc điệu ví như cách viết kể trên kia một kinh nghiệm gì khả thủ?

- NTS: Các giá trị không khi nào lỗi thời và lạc điệu chừng nào người ta còn tiếp tục khám phá lại nó. Ai bảo Nam Cao, Vũ Trọng Phụng không hiện đại? Hay tạp văn của Ngô Tất Tố? Ðọc tác phẩm của họ, mới thấy văn học chúng ta không đi được bao xa từ một thế kỷ nay. Cách viết của chúng ta ngày nay còn lạc hậu hơn nhiều nếu so với những nhà văn tôi nêu ở trên. Ðiều duy nhất có thể học từ kinh nghiệm sáng tác "lỗi thời và lạc điệu" hiện nay, đó là sự nhàm chán của các tác phẩm ấy sẽ giết chết niềm ham thích đọc sách của giới trẻ.

* Ðã bao giờ anh tin chắc một quan niệm gì trong phê bình hoặc cuộc đời mà rốt ráo quan niệm ấy lại chẳng lấy gì làm đúng đắn cho lắm?

- NTS: Con người có quyền được thay đổi, như là cuộc sống vậy! Nhiều quan niệm hôm nay mình tưởng là bất biến, ngày mai, khi lớn hơn, học được nhiều hơn, ngoảnh lại nó là không còn giống như mình đã nghĩ. Cho nên, đối với bất cứ quan niệm nào của tôi với phê bình hay cuộc sống, tôi luôn dành cho mình quyền nghi ngờ chính nó. Và tôi không lấy làm lạ khi đến một ngày nào đó tôi phát hiện thấy mình thực ra đã sai lầm

* Ðối với nhà phê bình, khả năng phát hiện rất quan trọng, nó là sáng tạo được tích tụ bằng nghiên cứu, đương nhiên, và được nhờ "khứu giác" của sự nhạy cảm nghệ thuật. Chúng ta có đội ngũ nghiên cứu đông, nhưng cái nhạy cảm nghệ thuật chưa đậu thường xuyên đến nhiều người, nên tình trạng thờ ơ với các sự kiện văn học là phổ biến. Tôi thì cho rằng sự nhạy cảm nghệ thuật và một phương pháp thông minh nảy sinh từ hiện tượng cụ thể sẽ quyết định thành công của nhà phê bình, và không nên để tồn tại những nhà "chỉ nghiên cứu", đó là căn nguyên tạo ra nền nghiên cứu phê bình phiến diện?

- NTS: Ðứng trên lý thuyết mà nói, thì có những người viết phê bình văn học và những nhà nghiên cứu, lý luận văn học. Thực tế mà nói, chúng ta có những người làm công tác nghiên cứu, giảng dậy, chứ hầu như không có nhà lý luận nào về văn học. Ðộ nhạy cảm nghệ thuật trong nghiên cứu văn học là cần thiết, nhưng cái quan trọng hơn là hệ thống luận và phương pháp nghiên cứu khoa học thì chúng ta lại rất yếu.Lấy ví dụ, khi nghiên cứu một vấn đề, người ta phải trình bày, thứ nhất, tôi đứng trên quan điểm nào để nghiên cứu vấn đề này. Thứ hai, vấn đề này đã được những người khác đánh giá ra sao, bằng phương pháp nào, thứ ba, cái quan trọng nhất, nghiên cứu của tôi đem lại cái gì mới cho vấn đề, và do đó, có thể mở rộng vấn đề ra ở đâu? Bạn nên quan tâm đến điểm thứ ba, đem lại cái mới cho vấn đề, cho nên khái niêm "nghiên cứu" không phiến diện đâu, nó cũng không tách rời cuộc sống hay những hiện tượng cụ thể, chỉ có các nhà nghiên cứu phê bình của chúng ta làm thoái hóa khái niệm đó.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    G\u00e1i nh\u1ea3y trong v\u0103n ch\u01b0\u01a1ng c\u0169ng kh\u00f3... S\u1ef1 nh\u00e0m ch\u00e1n c\u1ee7a c\u00e1c t\u00e1c ph\u1ea9m hi\u1ec7n nay s\u1ebd gi\u1ebft ch\u1ebft ni\u1ec1m ham th\u00edch \u0111\u1ecdc s\u00e1ch c\u1ee7a gi\u1edbi tr\u1ebb...". Nh\u00e0 ph\u00ea b\u00ecnh tr\u1ebb Nguy\u1ec5n Thanh S\u01a1n tr\u00f2 chuy\u1ec7n v\u1ec1 \u0111\u1eddi s\u1ed1ng v\u0103n h\u1ecdc \u0111\u01b0\u01a1ng \u0111\u1ea1i." />