10/10/2003 06:44 GMT+7

Rắc rối chuyện quê quán, nguyên quán!

THẾ HƯNG<BR><BR>
THẾ HƯNG

TT (TP.HCM) - Hơn hai năm trước, rắc rối giữa quê quán và nguyên quán trong việc đăng ký khai sinh và hộ khẩu đã được phản ánh và một lãnh đạo Sở Tư pháp TP.HCM lúc đó cho biết “còn phải chờ hướng dẫn của Bộ Tư pháp”. Đến nay, cuối năm 2003, Bộ Tư pháp vẫn chưa có ý kiến gì.

6902iRIP.jpgPhóng to
TT (TP.HCM) - Hơn hai năm trước, rắc rối giữa quê quán và nguyên quán trong việc đăng ký khai sinh và hộ khẩu đã được phản ánh và một lãnh đạo Sở Tư pháp TP.HCM lúc đó cho biết “còn phải chờ hướng dẫn của Bộ Tư pháp”. Đến nay, cuối năm 2003, Bộ Tư pháp vẫn chưa có ý kiến gì.

Rắc rối kê khai

Ngày 26-9-2003, chị Huỳnh Mỹ Phượng (ngụ tại đường Nguyễn Kiệm, TP.HCM) gửi thư đến Tuổi Trẻ cho biết chị sinh ra, lớn lên ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Chồng chị sinh ra, lớn lên tại Thủ Đức, TP.HCM, nhưng có quê quán ở tỉnh Ninh Bình. Vừa rồi vợ chồng chị Phượng sinh bé trai, đi đăng ký khai sinh khai quê quán theo cha cháu là Ninh Bình nhưng cán bộ hộ tịch không chịu, bắt khai quê quán cho cháu ở TP.HCM. Chồng chị Phượng cự cãi: “Khai quê quán cho con tôi như vậy là mất gốc à?”. Người cán bộ hộ tịch nhã nhặn: “Anh hãy đọc kỹ ghi chú. Có phải là ghi theo nơi sinh trưởng của cha đẻ không? Nếu anh không chịu khai theo hướng dẫn thì để trống mục quê quán của con anh vậy!”.

Ngày 2-10-2003, anh Nguyễn Văn Tuấn đi đăng ký kết hôn. Theo hướng dẫn anh phải mang theo sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân. Trong hai loại giấy tờ này đều ghi rõ nguyên quán của anh là Cà Mau.

Thế nhưng trong bản khai đăng ký kết hôn lại yêu cầu anh khai lại quê quán. Anh Tuấn ngẫm nghĩ: “Quê gốc của ông nội ở Cà Mau. Nhưng ông nội lên Cần Thơ làm ăn, gặp bà nội và sinh ra ba ở đó. Vậy quê quán sẽ khai ở Cà Mau hay Cần Thơ?”. Sau khi trao đổi, cán bộ hộ tịch nói: “Anh phải khai là Cần Thơ vì ba anh sinh trưởng ở đó”. “Sao lại là Cần Thơ, quê cha đất tổ của tôi phải là Cà Mau chứ!” - anh Tuấn thảng thốt kêu lên.

Trả lời cũng rối

Trao đổi cùng PV Tuổi Trẻ, bà Trịnh Thị Bích, trưởng phòng hộ tịch - quốc tịch - lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết: “Cán bộ hộ tịch hướng dẫn hai trường hợp nêu trên là đúng qui định. Phía dưới giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn đều có ghi hướng dẫn khai mục quê quán như sau: ghi theo nơi sinh trưởng của cha đẻ...

Nơi sinh trưởng là nơi sinh ra và lớn lên của người cha. Con theo cha và quê quán khai như vậy”. Bà Bích cho biết tiếp: “Khác với ngành tư pháp, ngành công an và lao động - thương binh & xã hội lại hướng dẫn khai nguyên quán, tức nơi sinh trưởng của người cha, không nói gì đến quá trình lớn lên”.

Như vậy, quê quán và nguyên quán có gì khác nhau? Bà Bích giải thích: “Từ điển thì có phân biệt, nhưng theo cách hiểu của người dân thì quê quán và nguyên quán đều là quê”. Vậy làm sao để người dân hiểu và khai đúng về quê quán, nguyên quán?

Tốt nhất chỉ nên ghi quê quán

Quả là khó khăn khi muốn hiểu một cách chính xác về hai từ: quê quán và nguyên quán. Và mới thấu hiểu vì sao cán bộ hộ tịch ở mỗi nơi hiểu mỗi cách và thực hiện khác nhau, nên cuối cùng người dân phải lãnh đủ. Lãnh đủ, tức phải cải chính hộ tịch và mọi người đã biết thủ tục cải chính là không đơn giản chút nào. Bởi thế, theo ý kiến nhiều người, đề nghị Bộ Tư pháp sớm ra văn bản giải thích rõ hơn về quê quán.

Đặc biệt, thống nhất giữa hai bộ Tư pháp và Công an trong việc khai quê quán - nguyên quán, và theo một phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM: “Tốt nhất chỉ nên ghi quê quán trong tất cả các loại giấy tờ tùy thân cũng như khai các loại lý lịch”.

THẾ HƯNG

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên